bài 2 Đọc câu văn: Thuyền chúng tôi chéo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con
sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn và trả lời câu hỏi:
a. Trong câu văn, những cụm từ: chèo thoát, đổ ra, xuôi về có tác dụng gì?
b. Nếu đổi vị trí của các cụm từ chèo thoát, đổ ra, xuôi về thì nội dung biểu đạt của
câu văn có thay đổi không?
c. Một bạn HS chép lại câu văn đó như sau: Thuyền của chúng tôi chéo qua qua
kênh Bọ Mắt, ra con sông cửa lớn, về Năm Căn.
Bài 3: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu miêu tả một dòng sông mà em đã có dịp
quan sát.
Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. Nó có bộ mã khá đẹp, lông trắng,
phao to, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp, nhưng lại hay tán tỉnh
láo toét. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó để đãi giun. Bới được con giun,
nó lấy mỏ kẹp bỏ ra giữa đất, kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi. Bọn này vừa xô
tới nó đã nuốt chửng con giun vào bụng. Nó còn giả vờ nghểnh cổ kêu “oắc” như
phân bua: “Ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè.” Bọn gà mái tưng hửng nhưng chúng
vốn dễ tính nên bỏ qua.”
Câu hỏi
1. Xác định đối tượng miêu tả của đoạn văn?
2. Qua các chi tiết được gợi tả, tác giả đã có liên tưởng thú vị nào khi miêu tả?
3. Gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn?
Bài 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
(1)Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông
gạo lìa cành. (2)Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những
cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp...
(3)Ngày tháng qua đi thật chậm và cũng thật nhanh. (4)Những bông hoa đỏ
ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi.
(5)Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông
nở đều, chín như nồi cơm đội vung mà cười, trắng lóa. (6)Cây gạo như treo rung
rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Câu hỏi
1. Xác định đối tượng miêu tả của đoạn văn? Người viết đã quan sát và miêu tả
những đặc điểm nào của đối tượng? Tại sao phải lựa chọn những đặc điểm ấy để
miêu tả?
2. Xác định câu văn có ý so sánh và cho biết cơ sở của sự so sánh?
3. Xác định câu văn nêu nhận xét, đánh giá của người viết. Đặt trong mối quan hệ
với các câu bên cạnh, câu văn nêu nhận xét, đánh giá đó trình bày theo cách nào (Từ
những câu miêu tả cụ thể dẫn đến câu nêu ý nhận xét hay từ câu nêu ý nhận xét phát
triển thành những câu miêu tả cụ thể)?
Bài 6.
Thêm một câu nêu nhận xét, đánh giá cho đoạn văn sau.
“Ngay trước sân nhà, cây đào trổ hoa rực rỡ. Những cánh hoa phơn phớt
hồng, xinh xắn như đôi má thiếu nữ ngày xuân. Phía xa, những mầm non xanh tươi,
mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với đất trời những bộ quần
áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được cái tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mặc suốt cả
mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu đưa tận vào trong
nhà. Một cơn gió nhẹ thổi, cánh hoa rụng trắng gốc cây màu rêu mốc. Kế bên bờ
ao, cây dừa nghiêng mình soi bóng. Dáng cây cao lớn, tỏa nhiều tàu xanh mượt.
Trong gió xuân hây hẩy, tiếng lá đan vào nhau làm thành một bản hòa tấu muôn
điệu của mùa xuân.”
các bạn giúp mình với
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |