Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường?

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường


 A:

lỏng.


 B:

rắn.


 C:

chân không.


 D:

khí.


12

Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ là vì


 A:

cả nhôm và gỗ đều dẫn nhiệt tốt


 B:

cả nhôm và gỗ đều dẫn nhiệt kém


 C:

nhôm dẫn nhiệt tốt, gỗ dẫn nhiệt kém


 D:

nhôm dẫn nhiệt kém, gỗ dẫn nhiệt tốt.


13

Khi hòa tan hai chất lỏng (không có phản ứng hóa học) vào với nhau thì thể tích của hỗn hợp


 A:

lớn hơn tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu.


 B:

nhỏ hơn hoặc bằng tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu.


 C:

bằng tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu.


 D:

có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu, tùy thuộc vào loại chất lỏng.


14

Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao-nơ chứng tỏ


 A:

hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.


 B:

các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.


 C:

các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.


 D:

các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.


15

Thả ba miếng đồng, nhôm, sắt có cùng khối lượng và cùng được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước lạnh. Khi có cân bằng nhiệt xảy ra thì nhiệt lượng


 A:

của miếng nhôm truyền cho nước là lớn nhất, rồi đến của miếng sắt và của miếng đồng.


 B:

của miếng đồng truyền cho nước là lớn nhất, rồi đến của miếng nhôm và của miếng sắt.


 C:

của miếng đồng truyền cho nước là lớn nhất, rồi đến của miếng sắt và của miếng nhôm.


 D:

của ba miếng đồng, nhôm, sắt truyền cho nước là như nhau.


16

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong các môi trường


 A:

lỏng và chân không.


 B:

khí và rắn.


 C:

lỏng và khí.


 D:

rắn và lỏng


17

Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Khi đó


 A:

nhiệt năng của cục sắt giảm và nhiệt năng của nước tăng.


 B:

nhiệt năng của cục sắt và nhiệt năng của nước đều giảm.


 C:

nhiệt năng của cục sắt và nhiệt năng của nước đều tăng.


 D:

nhiệt năng của cục sắt tăng và nhiệt năng của nước giảm.


18

Nhiệt năng của một vật là


 A:

động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.


 B:

tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.


 C:

thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.


 D:

tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.


19

Hình bên vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng và nhôm khi nhận cùng một phần nhiệt lượng trong cùng một khoảng thờigian. Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, thì

 


 A:

đường (1) ứng với nước, đường (2) ứng với đồng, đường (3) ứng với nhôm


 B:

đường (1) ứng với nhôm, đường (2) ứng với đồng, đường (3) ứng với nước.


 C:

đường (1) ứng với đồng, đường (2) ứng với nhôm, đường (3) ứng với nước.


 D:

đường (1) ứng với nước, đường (2) ứng với nhôm, đường (3) ứng với đồng.


20

Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 300g chứa 1,5 lít nước ở 250C. Người ta thả vào bình một miếng đồng khối lượng 200g ở nhiệt độ 800C và một miếng sắt có khối lượng 600g ở nhiệt độ 1300C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, của sắt là 460J/kg.K. Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp gần nhất với giá trị


 A:

780C


 B:

300C


 C:

400C


 D:

800C


21

Bức xạ nhiệt là


 A:

sự truyền nhiệt chủ yếu của môi trường khí.


 B:

sự truyền nhiệt chủ yếu của môi trường lỏng.


 C:

sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi vòng.


 D:

sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.


22

Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng ở nhiệt độ 500C vào chậu chứa 2,3 lít nước ở nhiệt độ 200C. Nhiệt độ cuối cùng của nước là  250C. Coi rằng chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau, nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1 kg/lít. Khối lượng của quả cầu là


 A:

4,2kg


 B:

42kg


 C:

0,42kg


 D:

2,4kg


23

Chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt vì


 A:

chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật.


 B:

vật phải có nhiệt độ ổn định lâu dài thì các phân tử, nguyên tử của vật mới chuyển động.


 C:

nếu nhiệt độ của vật thay đổi liên tục thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử sẽ yếu dần đi.


 D:

vật phải có nhiệt độ cao thì các phân tử, nguyên tử của vật mới chuyển động.


24

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng đối lưu?


 A:

Hiện tượng đối lưu kèm theo hiện tượng giãn nở vì nhiệt.


 B:

Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.


 C:

Đối lưu trong chất lỏng: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.


 D:

Đối lưu trong chất khí có truyền nhiệt lượng từ khu vực này sang khu vực khác.


25

Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây?


 A:

Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.


 B:

Chuyển động hỗn độn không ngừng.


 C:

Giữa chúng có khoảng cách.


 D:

Chuyển động nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.692
4
3
Bill Gates
04/03/2020 10:00:42
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường
D.Rắn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×