Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về ngày tết cổ truyền dân tộc. Thuyết minh về lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang

  • Thuyết minh về ngày tết cổ truyền dân tộc
  • Thuyết minh về lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang
6 trả lời
Hỏi chi tiết
523
1
1
Tran Huu Hai Hai
06/03/2020 20:14:35
Tương truyền, vùng chiêm trũng Lệ Thủy ngày xưa thường cầu mưa ’’lấy nước để uống, lấy ruộng để cày’’. Mùa hạn, dân làng cúng lễ và ’’hô huầy’’ đẩy thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đã biến thành ngày hội chung của cả huyện. Các làng xã thi nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, người lái giỏi. Nếu chưa có thuyền dài gấp rưỡi nấc ngang, phải tìm gỗ tốt, mời thợ đóng mới sao cho thuyền thon nhẹ và lướt nhanh. Cùng với việc tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, tìm bạn bơi thử nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao trên con đường ba vòng sáu tao.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày 2/9 hàng năm, tại sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

Từ năm 1946 đến nay, Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập bị gián đoạn 2 lần. Lần 1, 8 năm. Trai bơi phải gác mái chầm cầm súng lên đường đi theo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Hoà bình lập lại, Kiến Giang lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ trong ngày 2/9. Tiếng bom rền của máy bay Mỹ trên miền Bắc đã lần thứ 2 làm gián đoạn Lễ hội thiêng liêng này cũng 8 năm, từ năm 1965 cho đến năm 1973, khi hiệp định Paris có hiệu lực. Rồi từ đó đến nay, chưa năm nào dòng Kiến Giang lại không dậy sóng trong ngày Tết Độc lập, dù đã có năm, mãi đến ngày 30/8, dòng Kiến Giang vẫn trơ đáy.
Nhưng kỳ diệu thay chỉ sau 2 ngày mưa, nước Kiến Giang lại đầy và tiếng trống, tiếng mõ, tiếng reo hò vọng mãi suốt dọc sông… Hàng năm cứ vào ngày Quốc khánh 2-9, hội đua thuyền truyền thống lại diễn ra sôi nổi và hào hứng trên sông Kiến Giang với sự tham gia của nhiều xã trong huyện. Nhân dân xem đó là Tết độc lập vì sau “toóc nạp rơm khô” cả thời gian và đời sống đều no đủ. Từ đó hội đua thuyền đông vui náo nhiệt hơn kéo dài đến cả tháng mới đủ cho công việc tập dượt, tranh giải thôn xã và toàn huyện. Nhân dân náo nức chuẩn bị dụng cụ cho hội, ’’khuấy động’’ một vùng sông nước Kiến Giang. Khách thập phương đổ về huyện lỵ, trong Nam ra, ngoài Bắc vào, cả những xã miền núi “cơm đùm gạo bới’’ ngủ lại qua đêm chờ xem bơi ngày tới.

Đường bơi trong các cuộc đua thường trên dưới 20 km tùy theo giải xã hay huyện. Tuyến độc nhất thường chọn từ trước đến nay là thượng tiêu cầu Trạm (Mỹ Thủy) qua chợ Thùi – Phú Thọ (An Thủy) và hạ tiêu mũi Viết Thượng Phong (thị trấn Kiến Giang) cũng là điểm buông phao.

Hội đua thuyền trở thành nét đẹp văn hóa thể thao truyền thống từ ngàn xưa đáng trân trọng, giữ gìn và phát triển. Hi vọng thời gian tới Lễ hội đua thuyền truyền thống của lệ Thủy sẽ là một sản phẩm hấp dẫn của Du lịch Quảng Bình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Need not to know
06/03/2020 20:15:09
Tương truyền, vùng chiêm trũng Lệ Thủy ngày xưa thường cầu mưa ’’lấy nước để uống, lấy ruộng để cày’’. Mùa hạn, dân làng cúng lễ và ’’hô huầy’’ đẩy thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đã biến thành ngày hội chung của cả huyện. Các làng xã thi nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, người lái giỏi. Nếu chưa có thuyền dài gấp rưỡi nấc ngang, phải tìm gỗ tốt, mời thợ đóng mới sao cho thuyền thon nhẹ và lướt nhanh. Cùng với việc tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, tìm bạn bơi thử nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao trên con đường ba vòng sáu tao.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày 2/9 hàng năm, tại sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

Từ năm 1946 đến nay, Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập bị gián đoạn 2 lần. Lần 1, 8 năm. Trai bơi phải gác mái chầm cầm súng lên đường đi theo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Hoà bình lập lại, Kiến Giang lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ trong ngày 2/9. Tiếng bom rền của máy bay Mỹ trên miền Bắc đã lần thứ 2 làm gián đoạn Lễ hội thiêng liêng này cũng 8 năm, từ năm 1965 cho đến năm 1973, khi hiệp định Paris có hiệu lực. Rồi từ đó đến nay, chưa năm nào dòng Kiến Giang lại không dậy sóng trong ngày Tết Độc lập, dù đã có năm, mãi đến ngày 30/8, dòng Kiến Giang vẫn trơ đáy.
Nhưng kỳ diệu thay chỉ sau 2 ngày mưa, nước Kiến Giang lại đầy và tiếng trống, tiếng mõ, tiếng reo hò vọng mãi suốt dọc sông… Hàng năm cứ vào ngày Quốc khánh 2-9, hội đua thuyền truyền thống lại diễn ra sôi nổi và hào hứng trên sông Kiến Giang với sự tham gia của nhiều xã trong huyện. Nhân dân xem đó là Tết độc lập vì sau “toóc nạp rơm khô” cả thời gian và đời sống đều no đủ. Từ đó hội đua thuyền đông vui náo nhiệt hơn kéo dài đến cả tháng mới đủ cho công việc tập dượt, tranh giải thôn xã và toàn huyện. Nhân dân náo nức chuẩn bị dụng cụ cho hội, ’’khuấy động’’ một vùng sông nước Kiến Giang. Khách thập phương đổ về huyện lỵ, trong Nam ra, ngoài Bắc vào, cả những xã miền núi “cơm đùm gạo bới’’ ngủ lại qua đêm chờ xem bơi ngày tới.

Đường bơi trong các cuộc đua thường trên dưới 20 km tùy theo giải xã hay huyện. Tuyến độc nhất thường chọn từ trước đến nay là thượng tiêu cầu Trạm (Mỹ Thủy) qua chợ Thùi – Phú Thọ (An Thủy) và hạ tiêu mũi Viết Thượng Phong (thị trấn Kiến Giang) cũng là điểm buông phao.

Hội đua thuyền trở thành nét đẹp văn hóa thể thao truyền thống từ ngàn xưa đáng trân trọng, giữ gìn và phát triển. Hi vọng thời gian tới Lễ hội đua thuyền truyền thống của lệ Thủy sẽ là một sản phẩm hấp dẫn của Du lịch Quảng Bình.

1
0
Tran Huu Hai Hai
06/03/2020 20:16:28
Lễ hội đua thuyền có từ bao giờ, quá trình hình hành và phát triển của nó như thế nào thì không phải ai cũng biết, ngay cả những người dân quê nơi đây cũng chỉ lưu truyền những câu chuyện truyền miệng do các thế hệ trước để lại mà thôi. Như vậy, đến nay vẫn chưa thể biết chính xác thời điểm ra đời cụ thể của lễ hội độc đáo này. Tuy nhiên, qua một số tài liệu lịch sử và thông qua sự suy đoán lôgíc về mặt sử học cho phép chúng ta xác định một cách tương đối về thời điểm hình thành của lễ hội đua thuyền.

 

Sách “Ô châu cận lục” của tiến sĩ Dương Văn An - một cuốn sách chuyên khảo cứu về địa lý và phong tục xứ Thuận Hóa xưa (nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế) khi miêu tả về quê hương mình, về dòng Bình Giang tức sông Kiến Giang ngày nay, có câu: “Sang xuân mở hội đua thuyền với nhiều trai thanh gái lịch” Dương Văn An - sinh năm 1914 tại làng Phúc Tuy, huyện Lệ Thủy (nay là thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy), đỗ tiến sĩ năm 34 tuổi, làm quan đời nhà Mạc. Dựa trên những căn cứ này, có thể khẳng định lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy ra đời trước nửa cuối thế kỷ 15.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, hội đua thuyền toàn huyện được tổ chức lần đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1946.Từ đó về sau ngày ấy trở thành ngày hội đua thuyền truyền thống toàn huyện. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), nhân dân xã Phong Thủy (nay là 3 xã An Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy) đưa thuyền từ căn cứ Bang – Rợn về mở hội đua thuyền mừng chiến thắng (dù đồn giặc Pháp ở Tuy Lộc chưa kịp rút). Trong kháng chiến chống Mỹ, có hai lần tổ chức cuộc đua. Một cuộc đua của xã An Thủy tổ chức vào năm 1970. Một cuộc đua thuyền toàn huyện tổ chức vào năm 1973, chào mừng Tổng Bí thư Lê Duẩn lúc bấy giờ vào thăm Lệ Thủy.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hội đua thuyền toàn huyện được tổ chức thường xuyên và đông vui, náo nhiệt hơn. Có năm số lượng thuyền đua lên tới 22 chiếc của nam, 12 chiếc của nữ. Nhiều năm tổ chức đấu loại vào buổi sáng, buổi chiều thi chung kết. Cũng có năm do thuyền đua quá đông nên khi buông phao, một nửa xuất phát lên thượng tiêu, một nửa xuất phát về hạ tiêu. Chính điều này đã làm cho lễ hội đua thuyền vốn đã đông vui, náo nhiệt lại càng rộn ràng hơn.

Ngày xưa, mỗi tổng có vài ba thuyền đua tham gia. Hiện nay, mỗi làng có một thuyền đua nam gọi là đội “Thuyền bơi” và một đội nữ bằng chèo tay, gọi là “Đò đua” . “Thuyền đua” và “Đò đua” nói lên sự ganh tài bình đẳng giữa nam và nữ trong môn thể thao truyền thống. Có thể nói, bơi thuyền trải đua đò đua là ngày hội lớn nhất, vui nhất của nhân dân Lệ Thủy trong năm. Lệ Thủy vốn là vùng đồng bằng chiêm trũng, hạn hán, úng ngập quanh năm, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vậy nên, theo quan niệm của người xưa, đua thuyền là lễ hội để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng phong đăng, khoai lúa đầy bồ. Công việc chuẩn bị của mỗi làng cho ngày hội đua thuyền rất chu đáo, bận rộn. Nếu dùng thuyền cũ để đua thỉ phải hạ thủy (đưa thuyền về các bến sông để sửa chữa) trước ngày lễ hội khai mạc ít nhất 1 tuần hoặc 10 ngày.

Tham gia lễ hạ thủy có đông đảo trai tráng và các bô lão cao tuổi có uy tín trong làng. Việc chọn trai bơi cũng được tiến hành kỹ lưỡng. Đó thường là những trai tráng khỏe mạnh, lực lưỡng, dẻo dai và chịu khó. Sau khi được chọn lựa, các trai bơi được họp để thông báo về quy chế bơi đua, được phát quần áo đồng phục và tập trung tập luyện cho đến ngày toàn huyện tổ chức hội đua thuyền. Trong thời gian tập luyện, các làng thường giết lợn, mổ bò vừa để cúng tế vừa để bồi dưỡng sức trai. Về trang phục các thuyền đua, ngày xưa làng nào có người làm quan to thì được chọn màu trước, sau đó đến các làng còn lại. Ngày nay, dân chủ hơn, các làng tự chọn trang phục cho trai bơi nhưng không được trùng nhau.

Về thuyền đua, trước đây thường sử dụng thuyền làm ăn để bơi đua (như thuyền đi chợ, thuyền chở mạ, chở lúa, thuyền lên rừng lấy củi…). Các địa phương gọi đó là bơi đò ngang. Nhưng ngày nay, hội đua thuyền được tổ chức quy mô hơn nên các thuyền đua cũng được chuẩn bị khá chu đáo. Có thể nói, đây là công việc quyết định sự thành bại của mỗi thuyền đua. Các làng thường cử một số sơn tràng giỏi lên rừng đốn những cây to, thẳng, dài từ 35-40 thước đưa và đóng thuyền đua bơi (theo các ông thợ mộc ở Quảng Cư – một làng mộc nổi tiếng ở Lệ Thủy thì 1 mét =2.5 thước. Như vậy, chiều dài của mỗi thuyền bơi là khôngquá 15 mét). Để đảm bảo cho thuyền nhẹ nhưng vẫn bền chắc, người ta thường chọn các loại gỗ như: huỵnh, dỗi… để đóng thuyền. Thuyền được bắt theo tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định của mỗi thợ đóng thuyền (nhân dân Lệ Thủy quen gọi là mực). Theo đó, thuyền được đóng thon dài để giảm lực cản của nước, đưa tốc độ thuyền lên mức cao nhất. Xưa kiểm tra tốc độ thuyền không phải bằng đồng hồ như ngày nay mà người ta đứng trên bờ để xem thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4”. Có nghĩa là, mỗi nhịp bơi, mái chầm xuống nước của trai bơi ngồi cặp trước đẩy ra sau cũng là điểm của mái chầm người thứ 3 hoặc người thứ 4 đưa xuống nước.

Tốc độ của thuyền đi “ốp 4” chắc chắn sẽ nhanh hơn thuyền đi “ốp 3”. Nhưng thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4” không phải do trai bơi quyết định mà do kỹ thuật của thợ đóng thuyền. Đóng được thuyền đi “ốp 4” phải là những thợ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm, có tay nghề cao. Về nhịp bơi, nhân dân Lệ Thủy chia thành một số nhịp như: thuyền đi mái khoan (gồm có khoan xắp và khoan nhặt) và thuyền đi mái lăn. Nhưng đi theo mái nào cũng tùy thuộc ở kỹ thuật đóng thuyền. Theo đó, với đường đua từ trung tiêu (nơi xuất phát ở Mũi Viết) lên thượng tiêu (ở cồn Soi), về hạ tiêu (chợ Thùi, Phú Thọ) có độ dài gần 20 km thì sử dụng nhịp bơi mái khoan sẽ đỡ súc trai hơn. Còn bơi mái lăn chỉ sử dụng đối với những làng có lực lượng trai bơi khỏe, bền bỉ, dẻo dai. Số lượng trai bơi mỗi thuyền khoảng 13 cặp 1 éc, tức khoảng 27 người. Ngoài ra, còn có người đánh mõ, người tát nước, lái chính 2 người và lái đề 1 người (gọi là bộ phách lái). Như vậy, số người phục vụ mỗi thuyền đua khoảng trên 30 người. Thành tích của mỗi thuyền đua ngoài việc phụ thuộc vào thuyền hay, trai khỏe, còn phải có bộ phách lái giỏi để điều khiển khéo léo, đạt tốc độ cao, về đích trước tiên.

Qua những lần mở hội đua thuyền, nhiều tên làng, tên thôn mãi mãi ghi đậm dấu ấn trong lịch sử đua bơi của Lệ Thủy. Đó là thôn Vinh Quang (xã Sơn Thủy), Hồng Thủy, Mỹ Lộc Hạ, Xuân Lai, Xuân Giang, Đại Phong. Đặc biệt, thuyền bơi thôn Mỹ Lộc Thượng (xã An Thủy) 6 lần đoạt chức vô địch liên tiếp, được nhận cúp luân lưu vĩnh viễn.

Cứ mỗi độ tháng 8 thu về, trên dòng Kiến Giang hiền hòa lại âm vang tiếng mõ, tiếng chiêng trống của ngày hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền đã thực sự đi vào tiềm thức và trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân Lệ Thủy. Nó chứa đựng sức sống mãnh liệt, niềm lạc quan yêu đời và sự vươn lên mạnh mẽ của đất và người nơi đây. Không chỉ vậy, đua thuyền truyền thống Lệ Thủy vào dịp tết độc lập của dân tộc 2/9, đang thể hiện sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ ra các vùng, miền xung quanh như: Quảng Trị, Thừa Thiên hay Đà Nẵng. Đây thực sự là một hoạt động văn hóa tinh thần rất có giá trị, mang sắc thái văn hóa riêng của Lệ Thủy, xứng dáng là một di sản văn hóa vô giá. Đúng như nhiều người đã từng nhận xét: “ Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Lệ Thủy náo nhiệt, đông vui ít nơi nào có được. Không có kỷ lục nào cao hơn kỷ lục khán giản Lệ Thủy hâm mộ môn đua."

Ngày lễ Quốc khánh 2/9 lại về, “Đến hẹn lại lên”, người dân Lệ Thủy ở khắp mọi miền Tổ quốc đang hướng về ngày hội, ngày tết độc lập – một nét văn hóa độc đáo, một ngày hội ý nghĩa, là niềm tự hào riêng có của mảnh đất và con người xứ Lệ./.

1
0
Tran Huu Hai Hai
06/03/2020 20:17:26
Dàn ý thuyết minh về ngày tết nguyên đán

I. Mở bài: giới thiệu về ngày tết

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết, chúng ta cùng tìm hiểu ba ngày tết này.

II. Thân bài: thuyết minh về ba ngày tết

1. Nguồn gốc ngày tết:

  • Theo như văn hóa Phương Đông thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho sự khởi đầu, khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng
  • Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh

2. Các gia đoạn chính trong ngày tết:

  • Cuối năm
  • Tất niên
  • Giao thừa
  • Xông đất
  • Xuất hành và hái lộc
  • Chúc tết
  • Thăm viếng
  • Mừng tuổi
  • Hóa vàng
  • Khai hạ

3. Ba ngày tết:

Ngày thứ nhất: "Ngày mồng Một tháng Giêng"

  • Đây là ngày đầu tiên của một năm
  • Là một ngày rất quan trọng
  • Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất
  • Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp
  • Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình

Ngày thứ 2: "Ngày mồng Hai tháng Giêng"

  • Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia
  • Tục lệ “ mồng hai tết mẹ”

Ngày thứ 3: "Ngày mồng Ba tháng Giêng"

Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.

4. Các lễ vật có trong ngày tết:

  • Mâm ngũ quả
  • Cây nêu
  • Tranh tết
  • Câu đối tết
  • Hoa tết
  • Thức ăn ngày tết: bánh chưng, bánh tét, kẹo, mức,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ngày tết

  • Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam
  • Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này
1
0
Tran Huu Hai Hai
06/03/2020 20:18:14
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

0
0
Akako[]~đỏ
06/03/2020 20:20:29

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K