Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. Tên giống: Các giống gà: Gà Rốt ri, Gà Hồ Đông Cảo, Gà chọi, Gà Tam Hoàng

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.496
2
0
trần lan
12/12/2016 16:09:40
Gà Rốt - Ri là một nhóm giống được lai tạo giữa gà Rhode Island kiêm dụng trứng thịt với gà Ri của ta tại Viện chăn nuôi vào những năm 70, năm 1985 được công nhận là nhóm giống. Gà có lông nâu nhạt, mào đơn, chân vàng. Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi 660 g/con, 19 tuần tuổi 1,5 kg/con đến 44 tuần tuổi đạt 1,9 kg/con. Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày. Khối lượng trứng 49 g/quả. Năng suất trứng 1 năm đạt 180 - 200 quả/mái.

Vỏ trứng màu nâu nhạt gần giống màu trứng gà ri. Giống gà này được nuôi giữ tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Từ Liêm, Hà nội), dùng để lai với một số giống gà nội và gà nhập nội (gà thả vườn) tạo ra con lai năng suất cao.

Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen

Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc

Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.

Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.

Gà chọi là tên gọi chung cho các giống gà dùng cho mục đích chọi gà.

Gà chọi có 2 loại chính là gà đòn và gà cựa. Gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc, miền Trung, có trọng lượng chừng 2,8 kg - 4,0 kg. dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng. Gà cựa thường thấy chủ yếu nuôi ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn, gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn. thường là dưới 3,0 kg. Cách nuôi gà chọi ở khu vực Miền Bắc Bộ (gà đòn): có nhiều cách nuôi gà chọi do chủ gà áp dụng nhằm mục đích chung là rèn cho gà có một thể lực tốt, bền bỉ, bộ lông mượt và dẻo, các đòn đánh chính xác, khả năng chịu đòn và giành chiến thắng.

Giống gà: được lựa chọn con bố và con mẹ là gà nòi, có nhiều tố chất tốt của một con gà chọi,đây là yếu tố ban đầu nhưng quan trọng nhất nếu muốn có một con gà chọi tốt(gọi là thần kê) con gà mẹ và con gà bố thường có lịch sử chiến đấu tốt, tướng dữ. gà bố mẹ tốt thì thường là gà từ 2- 5 năm tuổi, gà mái có thể 6 năm tuổi, trứng được ấp theo cách truyền thống. chừng 19- 20 ngày là nở cho gà con.

Gà chọi con được nuôi thả theo mẹ chừng 1 tháng sau đó có thể tách mẹ nuôi theo đàn, khi được 3 tháng tuổi thì gà mái được lựa riêng ra có thể thịt hoặc chọn để giống(lưu ý tránh tuyệt đối việc để gà bố mẹ cùng tông, nghĩa là cùng họ hàng, như thế làm gà có nhiều nhược điểm, bệnh tật và suy nhược dần) gà đực con được nuôi tự do chừng 7 tháng thì có thể khảo đòn để lựa sơ bộ ra những con có đòn, lối đánh hay, độ lỳ cao. sau đó tách ra từng chuồng riêng (nuôi trong bu là tốt nhất).
Gà Tam Hoàng
Gà Tam hoàng là một giống gà nuôi có xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc, được nuôi phổ biến ở một số nước để lấy thịt và lấy trứng. Đây là một giống gà thuần hoá, dễ nuôi và lớn nhanh và là loại gà hướng thịt thích nghi tốt với kiểu nuôi chăn thả cũng như chăn nuôi công nghiệp, có năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Gà Tam hoàng có bộ lông màu vàng nhạt (màu lông tương đối đồng nhất), chân vàng, mỏ vàng (nên được gọi là gà Tam hoàng), đuôi có lông đen lẫn vào, cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, chân ngắn, hai đùi phát triển, chiều cao trung bình, trọng lượng khoảng 2 đến 4 kg (nuôi đến tháng thứ tư), một con gà Trống trưởng thành trung bình nặng từ từ 2,5 – 4 kg, gà Mái trưởng thành năng từ 2 - 2,5 kg, thịt gà vàng và rất chắc thịt.

Để đạt 1 kg tăng trọng thì người nuôi phải tiêu tốn hết 2,2 - 2,5 kg thức ăn. Gà Tam hoàng đẻ khi 5 tháng tuổi, và đẻ khá năng suất, sản lượng trứng bình quân 150 quả/mái/năm (hoặc 68 tuần). Gà Tam hoàng có tỷ lệ nuôi sống rất cao (95%) và khả năng kháng bệnh tốt, chính vì vây được nuôi phổ biến đặc biệt là tại Việt Nam.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×