Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hoàn cảnh, nội dung và kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô? Nguyên nhân sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô? 2) Tại sao lại dẫn đến sự thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.118
6
4
trần lan
13/12/2016 07:07:47
1. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế khắp toàn cầu bắt đầu, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội… trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao…Trong bối cảnh đó, trong khi các nước TBCN đang tiến hành các cải cách về cơ cấu kinh tế thì các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lại chậm thích ứng, chậm sửa đổi đầu tư theo chiều sâu. Điều này làm cho Liên Xô lâm vào tình trạng “trì trệ”, “tiền khủng hoảng”.
- Tháng 3-1985, M. Goocbachốp được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô. Goocbachốp đưa ra chủ trương cải tổ với đường “đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” (Chiến lược tăng tốc) rất được nhân dân kì vọng, nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó:
+ Về kinh tế: Chính phủ Liên Xô đưa ra nhiều phương pháp nhằm chuyển biến nền kinh tế Liên Xô sang cơ chế thị trường (tiến hành cải tạo kĩ thuật mới, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động…)
+ Về chính trị: Mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, đề cao dân chủ, mở rộng tính công khai, phê bình và tự phê bình…
- Mục tiêu cải tổ rất tốt đẹp, được nhân dân chờ đợi, song trong gần 6 năm tiến hành cải tổ, do không lường hết khó khăn, thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, hậu quả là nền kinh tế tụt hậu. Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân giảm 4-5%, năng suất lao động xã hội giảm 2,5%…Trước tình hình đó ban lãnh đạo Liên Xô vội chuyển sang cải tổ chính trị cực đoan, đến mức chấp nhận chế độ đa đảng thiết lập chế độ Tổng thống (1990) dẫn đến nội bộ Đảng Cộng sản chia rẽ, các thế lực chống phá CNXH ngóc đầu dậy, một số nước cộng hòa đòi li khai. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ bị trượt ra khỏi mục tiêu CNXH.
- Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô việt tiến hành đảo chính lạt đổ Tổng thống Goocbachốp. Cuộc đảo chính thất bại. Trở lại nắm quyền, Goocbachốp từ chối Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản vào tháng 9-1991, Quốc hội bãI bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922. Theo sáng kiến của 3 nước cộng hòa (Nga, Ucraina, Bêlarut) ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hòa kí hiệp ước giải thể Liên Xô và chính thức tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 25-12-1991, Goocbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa liềm bị hạ xuống, Liên bang Xô viết chính thức bị tan vỡ.
- Do vị trí quốc tế của mình, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được xem như là tổn thất lớn nhất của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới, nhưng đây là sự sụp đổ của mô hình CNXH đầy khuyết tật chứ không phải là sự sụp đổ của lí tưởng XHCN. Sự khủng hoảng và sụp đổ đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho cách mạng thế giới.

2. Nguyên nhân xụp đổ của CNXH ở Liên Xô
a) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết

Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung là chậm đổi mới mô hình của chủ nghĩa xã hội, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển "thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.

Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải là những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: "do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ"nên gây ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng.

b) Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp sau đây:

Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đuờng lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà nguy hiểm hơn lại ở một bộ phận lớn những người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1986 đã kết thúc trong sự đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1991. Đường lối cải tổ ở Liên Xô thực chất là đường lối trượt dài từ cơ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin. Những tuyên bố ban đầu: "cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn", "chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó", "chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra", v.v. rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông nhằm ngụy trang cho ý đồ phản bội.

Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Chủ trương đưa ra lúc đầu là "tăng tổc" về kinh tế để chấm dứt sự trì trệ. Đẩy mạnh nhịp độ phát triển không có gì sai mà là tất yếu, bức bách, vấn đề là tăng tốc bằng cách nào thì không có câu trả lời đúng đắn. Đổi mới công nghệ bằng cách nào cũng bế tắc. Người ta liền quy cho cơ chế quản lý kinh tế nhưng rồi cũng trầy trật; người ta đã chuyển nhanh sang cải tổ chính trị coi đây là "cái chìa khóa" cho mọi vấn đề. Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ 19 (năm 1988) chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ hệ thống chính trị trên cơ sở cái gọi là "tư duy chính trị mới". Thực chất, đó là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, là sự đầu hàng, là từ bỏ lập trường giai cấp, là sự phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cuộc cải tổ chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội, trước hết là vào tổ chức Đảng. Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng hàng loạt những người không tán thành đường lối sai lầm của cải tổ, kiên trì đường lối chủ nghĩa Mác - Lênin. Những người ngấm ngầm hoặc công khai thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm các vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước.

Bằng phát súng lệnh "công khai", "dân chủ", "không có vùng cấm", cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích đen tối của chúng.

Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được "diễn biến hòa bình1' trong nội bộ Liên Xô và Các nước Đông Âu.

Chủ nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành một cuộc chiến tranh khi bằng súng đạn, khi bằng "diễn biến hòa bình" chống chủ nghĩa xã hội, chống Liên Xô. Chủ nghĩa đế quốc đã gây ra cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra "gót chân Asin" của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở "tư duy chính trị mới". Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài theo sát quá trình cải tổ, tìm mọi cách để lái nó đi theo ý đồ của chúng. Các thế lực bên ngoài tác động vào cải tổ cả về ý tưởng, chính trị và tổ chức. Việc hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện: "diễn biến hòa bình" trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu. Trong cuốn sách Chiến thắng không cần chiến tranh, Níchxơn cho rằng "mặt trận tư tuởng là mặt trận quyết định nhất", ông ta viết: "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa chiến tranh vào bên trong "bức màn sắt".

Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau, tác động cùng chiều, tạo nên một lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốc chính trị trực tiếp phá sập ngôi nhà xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, xét cho cùng chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác cách mạng trong hàng ngũ những người cộng sản đã tạo "cơ hội vàng" cho chủ nghĩa đế quốc "chiến thắng mà không cần chiến tranh".

Trong tình hình chủ nghĩa xã hội trì trệ và khủng hoảng do những sai lầm của mô hình cũ thì cải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu. Vì chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu sắc, toàn diện mới đưa chủ nghĩa xã hội thoát khỏi khủng hoảng để bước bào thời kỳ phát triển mới. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không là tất yếu. Vấn đề ở chỗ: cải tổ, cải cách, mở cửa đổi mới thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào.

3. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN
ASEAN ra  đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.
- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
- 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/02/2017 08:15:14
2) Tại sao lại dẫn đến sự thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á?
Quá trình ra đời và phát triển của Hiệp hội ASEAN

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan (trái), Ngoại trưởng Indonesi Marty Natalegawa (giữa) và Đại diện thường trực của Việt Nam tại ASEAN Vũ Đăng Dũng tại lễ kỷ niệm 43 năm thành lập ASEAN ngày 9/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác nhau ở Đông Nam Á. Năm 1945, Indonesia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập. Năm 1946, Mỹ trao trả độc lập cho Philippines.

Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar). Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II vẫn là quốc gia độc lập.

Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ.

Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết.

Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời.

Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia - được thành lập.

Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.

ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn.

Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)....Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN.

Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động.

Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế. Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.

Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999).

ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).

Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.

* Những cột mốc phát triển quan trọng

+ Tuyên bố ASEAN:

Ngày 8/8/1967, tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Phó Thủ tướng Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã ra Tuyên bố ASEAN.

Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa; tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực.

+ Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập:

Ngày 27/11/1971, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines, Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái Lan đã ký và công bố “Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á”- Tuyên bố ZOPFAN. 

Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài.

+ Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á:

Ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).Hiệp ước nhằm thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á.

+ Hiến chương ASEAN:

Từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (năm 2004), lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí xây dựng bản Hiến chương ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (năm 2007), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất việc phê chuẩn Hiến chương trong vòng một năm.

Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Đây là một sự kiện quan trọng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triển.

Hiến chương ASEAN đánh dấu một bước chuyển mình cơ bản của Hiệp hội sang một giai đoạn mới, trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; đồng thời, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN, nhất là của các vị lãnh đạo, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh hơn, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như của từng nước thành viên.

* Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của ASEAN

A. Cơ cấu tổ chức:

1. Hội nghị Cấp cao ASEAN:

Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần từ năm 1992. Nhưng từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 tại Băng Cốc (tháng 12-1995), các nước thành viên ASEAN đã quyết định tổ chức các hội nghị không chính thức xen kẽ các hội nghị chính thức.

Từ năm 2001, Hội nghị Cấp cao đã được tổ chức thường niên. Cho đến nay đã diễn ra 15 Hội nghị Cấp cao ASEAN.

2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM):

Theo Tuyên bố Bangkok năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.

3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM):

AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Singapore để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.

4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành:

Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.

5. Các Hội nghị Bộ trưởng khác:

Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.

6. Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM):

JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.

7. Tổng Thư ký ASEAN:

Được những người đứng đầu chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa, Tổng Thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. 

Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ tọa các cuộc họp của Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) thay Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng.

8. Ủy ban thường trực ASEAN (ASC):

ASC bao gồm Chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.

9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM):

SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila (Philippines) năm 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN, họp khi cần thiết và báo cáo trực tiếp cho AMM.

10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM):

SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila năm 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 (năm 1992), 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.

11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác:

Ngoài các cuộc họp trên, ASEAN còn có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các ủy ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hóa và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.

12. Cuộc họp tư vấn chung (JCM):

Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM và các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ tọa của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.

13. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại:

ASEAN có 11 Bên đối thoại: Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và UNDP. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan.

Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối chủ trì và báo cáo cho ASC.

14. Ban Thư ký ASEAN quốc gia:

Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách.

15. Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba:

Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế, ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Ủy ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. 

Hiện có 10 Ủy ban ASEAN tại: Born (CHLB Đức), Brussels (Bỉ), Canberra (Australia), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canađa), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington (Mỹ) và Wellington (New Zealand). Chủ tịch các ủy ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC.

16. Ban Thư ký ASEAN:

Ban Thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai ở Bali, Indonesia, năm 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.

B. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN:

1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài:

Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo các nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á là:

- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;

- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;

- Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;

2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội:

- Nguyên tắc nhất trí, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua.

- Nguyên tắc bình đẳng.

- Nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện.

3. Các nguyên tắc khác:

Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.

2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/02/2017 08:16:27
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu hay được phương Tây gọi Cuộc cách mạng năm 1989 (cũng được gọi là Mùa thu của Cộng sản, Sự sụp đổ của khối Cộng sản chủ nghĩa, Các cuộc cách mạng ở Đông Âu và Mùa thu của Quốc gia [2]) là sự sụp đổ của các nhà nước cộng sản theo kiểu Liên Xô ở Đông Âu.

Những sự kiện này bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989,[3][4] và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc và România. Một đặc tính phổ biến cho hầu hết các cuộc cách mạng này là việc sử dụng rộng rãi các chiến dịch của lực lượng đối lập chống lại chế độ độc đảng và góp phần gây áp lực với sự thay đổi [5]. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản của mình bằng bạo lực [6]. Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ của các sự thách thức dũng cảm trong những cuộc biểu tình đó đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới. Trong số các cuộc cách mạng chống Cộng nổi tiếng nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đã phục vụ như là cửa ngõ tượng trưng để thống nhất nước Đức vào năm 1990.

Việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan. Cộng sản đã bị bỏ rơi tại Albania và Nam Tư từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước kế tục: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia, Montenegro và Kosovo). Tác động này cũng được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Chế độ Cộng sản đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen. Sự sụp đổ của các nước cộng sản đã dẫn đến tuyên bố kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Bối cảnh[sửa mã nguồn]
Sự nổi lên của phong trào cộng sản[sửa mã nguồn]
Xem thêm: Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và Danh sách các nước xã hội chủ nghĩa
Ý tưởng của Chủ nghĩa xã hội đã đạt được giữa các tầng lớp công nhân của thế giới từ thế kỷ 19, lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 20 khi một số quốc gia hình thành Đảng Cộng sản của riêng họ. Thông thường, chủ nghĩa xã hội không được ưa chuộng bởi tầng lớp cầm quyền cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20; do vậy, ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa bị đàn áp và điều này đã được thực hành ngay cả ở các nước thực hiện chế độ đa đảng.

Cuộc cách mạng Bolshevik năm 1917 đã chứng kiến sự lật đổ một nhà nước dân tộc Nga trước đó cùng với chế độ quân chủ của nó. Những người Bolshevik bao gồm các dân tộc của Nga đã lập ra Liên Xô trong suốt giai đoạn sau đó.

Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, phong trào Cộng sản đã trỗi dậy tại nhiều nơi trên thế giới (ví dụ như ở Vương quốc Nam Tư thì nó đã phát triển phổ biến tại các đô thị trong suốt những năm 1920). Điều này dẫn đến một loạt các cuộc thanh trừng ở nhiều nước để dập tắt phong trào.

Sau thế chiến II, một loạt các quốc gia cộng sản chủ nghĩa đã ra đời ở châu Á và Đông Âu, tiêu biểu là CHND Trung Hoa. Các Đảng Cộng sản được thành lập ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới.

Khi phong trào cộng sản đã vào một giai đoạn phát triển phổ biến trên khắp Đông Âu, hình ảnh của họ cũng đã bắt đầu mờ nhạt đi. Khi các nhóm chính trị đối lập tăng cường các chiến dịch của họ để chống lại phong trào cộng sản, họ đã dùng đến bạo lực (bao gồm cả vụ đánh bom và giết người) để đạt được mục tiêu của họ: điều này dẫn phần lớn dân chúng trước đây ủng hộ Đảng Cộng sản đã mất sự quan tâm đến ý thức hệ này. Một sự hiện diện của Đảng Cộng sản vẫn được duy trì nhưng mất đi vai trò trước kia của nó.

Áp lực từ phương Tây[sửa mã nguồn]
Sau thế chiến thứ II, mặc dù là nước thắng trận nhưng Liên bang Xô Viết (goị tắt là Liên Xô) bị thiệt hại nặng nề về người và của, đặc biệt là vấp phải sự chống phá của các phe đối lập nói chung và các nước tư bản nói riêng. Các nước tư bản đứng đầu là Mỹ, thực hiện chiến lược "toàn cầu chống XHCN" bằng những hành động cô lập kinh tế-chính trị, cũng từ đây thế giới bước vào thời kì "chiến tranh lạnh. Mỹ đưa ra lệnh "cấm vận" đối với Liên Xô, khiến tình hình nước này đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, Mỹ thành lập "Khối Bắc Đại Tây Dương" (gọi tắt là NATO) để bao vây chính trị, tạo thế lực đồng minh chống XHCN. Để thoát khỏi áp lực nặng nề đó, Liên Bang Xô Viết đã thành lập "Khối quân Warszawa", tạo đối trọng với NATO và thành lập "Hội đông tương trợ kinh tế" nhằm giải quyết tình trạng cô lập kinh tế của các nước phương Tây và Mỹ.[cần dẫn nguồn]

Nguyên nhân của sự sụp đổ hệ thống chủ nghĩa xã hội[sửa mã nguồn]
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 và lớp 12 tại Việt Nam, nguyên nhân của sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới là do bản thân các nước này cũng như tác động từ bên ngoài:

Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ...) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã hình thành các hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại thiếu sự dân chủ thực sự, bám vào một đường lối, tư tưởng cứng nhắc đã vạch trước nên thiếu nhậy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.
Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng vẫn không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở...) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới thụt lùi về kinh tế, từ đó 

Bản đồ (timeline) sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô
dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
Nhiều nước XHCN thể chế chính trị không phải đại diện cho toàn dân, rõ ràng nhất là ở các nước mà chính phủ không tự lập ra qua kháng chiến chống ngoại xâm, mà do nước khác áp đặt (như các nước đông Âu) và trợ cấp.
Ở tất cả các nước XHCN, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng nợ nước ngoài vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, ganh đua với Tây Âu.
Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng.[7] Cuối đời Brezhnev, lãnh đạo Đảng CS Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Theo sách báo Phương Tây[sửa mã nguồn]
Sách báo các nước Phương Tây và ngay cả trong bản thân các nước trước là XHCN có cách giải thích về một số nguyên nhân khác so với cách giải thích tại Việt Nam.

Có cả một hệ thống nghiên cứu về nguyên nhân của sự sụp đổ Chế độ XHCN tại Liên Xô và các nước Đông Âu, với nhiều nghiên cứu từ các khía cạnh khác nhau. [cần dẫn nguồn]

Dự đoán về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết[sửa mã nguồn]
Có nhiều dự đoán rằng Liên bang Xô viết cuối cùng sẽ bị tan rã trước khi quá trình giải thể bắt đầu với sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng Mười năm 1989.

Các tác giả dự đoán sự sụp đổ của Liên bang Xô viết bao gồm Andrei Amalrik trong cuốn Liên bang Xô viết sẽ tồn tại đến 1984? (1970), học giả người Pháp Emmanuel Todd trong La chute finale: Essais sur la décomposition de la sphère Soviétique (The Fall Final: Bài luận về sự tan rã của Liên Xô) (1976), nhà kinh tế Ravi Batra trong cuốn sách của ông là Sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và cộng sản năm 1978 và sử gia người Pháp Hélène Carrère d'Encausse.[8] Ngoài ra, Walter Laqueur lưu ý rằng "bài báo khác nhau xuất hiện trong các tạp chí chuyên ngành về các vấn đề của cộng sản và nghiên cứu về sự phân rã và sự sụp đổ có thể có của chế độ Xô viết."[9]

Tại Hoa Kỳ, chủ yếu là giữa những người bảo thủ,[10][11] các chính trị gia nhất ghi có dự đoán sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là Tổng thống Ronald Reagan.

Các dự đoán được thực hiện trước 1980 về sự sụp đổ của Liên Xô đều coi sự sụp đổ là điều xảy ra trong tương lai hơn là một xác suất. Tuy nhiên, đối với một số ý tưởng (như Amalrik và Todd) được nghiên cứu thấu đáo hơn là suy nghĩ thoáng qua.[9] Trong trường hợp của Ludwig von Mises, ông gọi là sự sụp đổ của Liên Xô là một sự chắc chắn tuyệt đối, tuy nhiên ông không đưa ra bất kỳ khoảng thời gian hợp lý để kiểm tra dự đoán của mình.

Sự phát triển những năm 1980 dẫn tới sự sụp đổ[sửa mã nguồn]

Đại hội lần thứ tư của Liên Hợp Đảng Người lao động Ba Lan, được tổ chức vào năm 1963.

Người dân mang tem phiếu xếp hàng để mua tại một cửa hàng, hình ảnh tiêu biểu về thời bao cấp ở Ba Lan trong những năm 1980
Những năm 1980 hầu như tất cả các nền kinh tế các nước Đông Âu và Liên Xô đều có

vấn đề.

Quá trình sụp đổ[sửa mã nguồn]
Các cuộc cách mạng năm 1989 (còn được gọi là Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, sự sụp đổ của cộng sản, (Fall of Communism, the Collapse of Communism), các cuộc cách mạng của Đông Âu) là những cuộc cách mạng lật đổ các nhà nước thân cộng sản Liên Xô của các nước Đông Âu.

Những sự kiện bắt đầu tại Ba Lan,[3][12] và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc và Romania. Romania là nước duy nhất thuộc Đông Âu lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực [6] Các cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 không thành công để kích thích những thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ của người biểu tình dũng cảm trong cuộc biểu tình đó đã giúp để thúc đẩy các sự kiện tương tự ở các khu vực khác của thế giới.

Albania và Nam Tư từ bỏ chủ nghĩa cộng sản từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước năm 1992: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia và Montenegro). Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991, kết quả là Nga và 14 quốc gia mới tuyên bố độc lập từ Liên bang Xô Viết: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan. Tác động của sự sụp đổ này được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Cộng sản đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, và Mông Cổ và Nam Yemen. Sự sụp đổ của cộng sản đã dẫn tới tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh.

Việc áp dụng các hình thức khác nhau của nền kinh tế thị trường thường dẫn đầu trong việc giảm mức sống ở Hoa hậu Cộng sản, cùng với tác dụng phụ bao gồm sự gia tăng của đầu sỏ chính trị kinh doanh tại các nước như Nga, và phát triển xã hội và kinh tế disproportional. Cải cách chính trị đã bị thay đổi, một số quốc gia Đảng cộng sản vẫn có thể giữ cho mình quyền lực, chẳng hạn như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi đối với các quốc gia các đảng chính trị khác đã thành công. Nhiều tổ chức cộng sản và xã hội ở phương Tây tôn chỉ quay sang nền dân chủ xã hội. Các cảnh quan chính trị châu Âu đã quyết liệt thay đổi, với rất nhiều nước Đông Âu gia nhập NATO và hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn châu Âu và xã hội tiếp đó.

Ba Lan[sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: sửa | Trong tháng mười năm 1989, Đảng Cộng sản triệu tập đại hội cuối cùng của mình và sau đó tái thành lập trở thành Đảng Xã hội Hungary, mà vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay (tên gọi là MSZP).Trong một phiên họp lịch sử từ 16 tháng mười - 20 tháng 10, Quốc hội đã thông qua luật cho phép bầu cử quốc hội đa đảng và một cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp. Pháp luật về chuyển Hungary từ Cộng hòa Nhân dân thành Cộng hòa Hungary, đảm bảo nhân quyền và dân quyền, và tạo ra một cấu trúc thể chế đảm bảo phân chia quyền lực giữa các ngành tư pháp, lập pháp, và hành pháp của chính phủ. Hungary đề nghị quân đội Xô viết "về nhà." - Một ý tưởng đầu tiên được đề xuất bởi Viktor Orbán tại lễ tang chôn lại của Imre Nagy.Đông Đức[sửa mã nguồn]

Bức tường Berlin tại Cổng Brandenburg, ngày 10 tháng 11 năm 1989
Sau khi biên giới cải cách đã được mở từ phía Hungary, ngày càng có nhiều người Đông Đức đã bắt đầu di cư sang Tây Đức thông qua biên giới của Hungary với nước Áo. Đến cuối tháng 9 năm 1989, hơn 30.000 người Đông Đức đã trốn thoát sang Tây Đức trước khi Đông Đức từ chối cho phép du lịch đến Hungary, để lại CSSR (Tiệp Khắc) là các nhà nước láng giềng duy nhất mà người Đông Đức có thể đi du lịch. Hàng ngàn người Đông Đức đã cố gắng để tiếp cận Tây Đức bằng cách chiếm các cơ sở ngoại giao ở thủ đô Đông Âu khác, đặc biệt là Đại sứ quán Prague, nơi hàng ngàn người cắm trại trong vườn lầy lội từ tháng Tám đến tháng Mười Một. Đông Đức đã đóng cửa biên giới với Tiệp Khắc (CSSR) vào đầu tháng Mười, từ đó cô lập mình khỏi tất cả các nước láng giềng. Do cơ hội cuối cùng để tẩu thoát đã bị đóng lại, những người Đông Đức bắt đầu cuộc biểu tình Ngày Thứ Hai. Hàng trăm ngàn người dân ở một số thành phố - đặc biệt là Leipzig - đã tham gia.

Sau khi các cuộc biểu tình ngày 02 Tháng Mười, lãnh đạo Đảng Thống nhất Xã hội Chủ nghĩa (SED) Erich Honecker đã ra lệnh bắn và giết cho quân đội [19] Đảng Cộng sản chuẩn bị một lực lượng cảnh sát rất lớn, dân quân, cảnh sát chìm (Stasi), và quân tác chiến và đã có tin đồn về một thảm sát Thiên An Môn nữa. [20]

Ngày 06 tháng 10 và 07 tháng mười, Gorbachev viếng thăm Đông Đức để đánh dấu kỷ niệm 40 năm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, và thúc giục lãnh đạo Đông Đức chấp nhận cải cách. Một câu nói nổi tiếng của ông được đưa ra trong tiếng Đức là "Wer zu spät kommt, den bestraft das Leben" (Ai đã là quá muộn sẽ bị chết). Tuy nhiên, Erich Honecker vẫn chống đối cải cách, với chế độ của ông thậm chí còn đi xa hơn như cấm lưu hành các ấn phẩm của Liên Xô mà được xem như là phá hoại.

Đối mặt với tình trạng bất ổn dân sự đang diễn ra, phán quyết của Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa (SED) cho Honecker về vườn vào giữa tháng Mười, và thay thế ông ta bằng Egon Krenz. Ngoài ra, biên giới Tiệp Khắc đã được mở cửa trở lại, nhưng chính quyền Tiệp Khắc sớm để cho tất cả Đông Đức du lịch trực tiếp tới Tây Đức mà không có thêm thủ tục gì, do đó nâng phần mình của Bức màn sắt vào ngày 3 tháng 11. Không thể để ngăn chặn dòng người tị nạn tiếp theo với phương Tây thông qua Tiệp Khắc, chính quyền Đông Đức cuối cùng đầu hàng trước áp lực công chúng bằng cách cho phép các công dân Đông Đức vào Tây Berlin và Tây Đức trực tiếp, thông qua các điểm biên giới hiện tại, vào ngày 09 tháng 11, mà không cần phải thông báo với lính biên phòng canh biên giới.

Kích hoạt bởi các ngôn từ thất thường của Günter Schabowski trong một cuộc họp báo truyền hình, nói rằng những thay đổi kế hoạch là "có hiệu lực ngay lập tức", hàng trăm ngàn người đã lợi dụng cơ hội, ngay sau mới điểm qua đã được mở trong các bức tường Berlin và dọc biên giới với Tây Đức. Đến tháng mười hai, Krenz đã được thay thế, và chế độ độc tài của Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa đã kết thúc. Điều này dẫn đến sự tăng tốc của quá trình cải cách ở Đông Đức đã kết thúc với sự thống nhất cuối cùng của Đông và Tây Đức có hiệu lực vào ngày 03 tháng mười 1990.

Sự sẵn sàng của điện Kremlin từ bỏ một đồng minh chiến lược quan trọng đánh dấu một sự thay đổi đầy kịch tính của một siêu cường Liên Xô và các mô hình thay đổi cơ bản trong quan hệ quốc tế, trước năm 1989 vẫn thống trị sự chia cắt Đông Tây Berlin.

Tiệp Khắc[sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Cách mạng Nhung

Các cuộc biểu tình bên dưới tượng đài ở Quảng trường Wenceslas Prague, Tiệp Khắc.
Các "Cách mạng nhung" là một cuộc cách mạng bất bạo động ở Tiệp Khắc mà thấy việc lật đổ chính phủ Cộng sản. Vào ngày 17 tháng 11 năm 1989 (thứ sáu), cảnh sát chống bạo động đàn áp một cuộc biểu tình sinh viên hòa bình ở Prague. Sự kiện đó đã gây ra một loạt các cuộc biểu tình phổ biến từ tháng 19 đến cuối tháng Mười Hai. Đến ngày 20 tháng 11 số lượng người biểu tình hòa bình tập hợp tại Praha đã tăng lên từ 200.000 ngày hôm trước đến khoảng nửa triệu. Tổng Đình công "hai tiếng" gồm tất cả các công dân của Tiệp Khắc, được tổ chức vào ngày 27.


Đài tưởng niệm của cuộc cách mạng Nhung tại Bratislava (Námestie SNP), Slovakia
Với sự sụp đổ của các chính phủ cộng sản khác, và cuộc biểu tình đường phố ngày càng tăng, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc công bố vào ngày 28 Tháng 11 rằng họ sẽ từ bỏ quyền lực và từ bỏ nhà nước độc đảng. Dây thép gai và chướng ngại vật khác đã được gỡ bỏ từ biên giới với Tây Đức và Áo vào đầu tháng mười hai. Ngày 10 Tháng 12, Chủ tịch Gustáv Husák bổ nhiệm chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Tiệp Khắc từ năm 1948, và từ chức. Alexander Dubček được bầu làm người phát ngôn của nghị viện liên bang vào ngày 28 và Václav Havel làm Tổng thống Tiệp Khắc vào ngày 29 Tháng Mười Hai 1989.

Trong tháng 6 năm 1990 Tiệp Khắc đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1946.

Bulgaria[sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: sửa | sửa | Sự sụp đổ của Tượng Enver Hoxha ở trung tâm Tirana vào ngày 11 tháng 12 năm 1990 Tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa nhân dân Albania, Enver Hoxha, người cai trị Albania trong bốn thập kỷ với bàn tay sắt, đã chết vào 11 Tháng Tư năm 1985. Năm 1989, các cuộc nổi dậy đầu tiên bắt đầu tại Shkodra và lây lan ra các thành phố khác. Cuối cùng, chế độ hiện hành đưa một số tự do hóa, bao gồm cả các biện pháp năm 1990 quy định quyền tự do đi du lịch nước ngoài. Những nỗ lực bắt đầu cải thiện quan hệ với thế giới bên ngoài. Tháng 3 năm 1991 cuộc bầu cử cho phép những người cộng sản trước đây nắm quyền, nhưng một cuộc tổng biểu tình và đối lập đô thị dẫn đến việc thành lập một nội các liên minh bao gồm cả phi cộng sản. Đảng cựu cộng sản Albania đã bị loại trong cuộc bầu cử tháng ba năm 1992, giữa lúc sự sụp đổ kinh tế và bất ổn xã hội.


Nam Tư[sửa mã nguồn]
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư không phải là một phần của Khối hiệp ước Warszawa, nhưng theo đuổi phiên bản "cộng sản" riêng của mình theo Josip Broz Tito.Đó là một nhà nước đa sắc tộc, và những căng thẳng giữa các dân tộc đầu tiên leo thang với mùa xuân Croatia cái gọi là của 1970-71, một phong trào tự trị lớn hơn của Croatia, đã được dập tắt. Năm 1974 có thay đổi hiến pháp theo phân cấp một số các quyền hạn của liên bang cho các nước cộng hòa thành phần và các tỉnh. Sau cái chết của Tito vào năm 1980 đã tăng căng thẳng sắc tộc, đầu tiên Kosovo cộng đồng đa số tiếng Albania. Trong cuối những năm 1980 lãnh đạo Serbia Slobodan Milošević sử dụng cuộc khủng hoảng Kosovo để thúc đẩy tăng chủ nghĩa dân tộc Serbia và cố gắng để củng cố và thống trị đất nước, xa lánh các nhóm dân tộc khác.

Song song với quá trình này, Slovenia đã chứng kiến một chính sách tự do hóa dần dần từ năm 1984, không giống như các Perestroika của Liên Xô. Điều này gây căng thẳng giữa các Liên minh Cộng sản của Slovenia ở một bên, và Trung ương Đảng và Quân đội Liên bang Nam Tư ở phía bên kia. Vào giữa tháng năm 1988, Liên minh nông dân của Slovenia đã được tổ chức như tổ chức chính trị đầu tiên phi cộng sản trong nước. Sau đó trong cùng một tháng, quân đội Nam Tư bị bắt giữ bốn nhà báo của tạp chí Mladina, kết án họ là tiết lộ bí mật nhà nước. Phiên toà Ljubljana gây ra cuộc biểu tình quần chúng ở Ljubljana, các thành phố của Slovenia khác. Ủy ban Bảo vệ nhân quyền được thành lập như là nền tảng của tất cả phong trào chính trị Phi Cộng sản. Đến đầu năm 1989, một số đảng phái chính trị chống Cộng sản đã được công khai hoạt động, thách thức quyền bá chủ của Đảng cộng sản Slovenia. Ngay sau đó, Đảng Cộng sản Slovenia, dưới áp lực của xã hội dân sự của mình, bước vào trong cuộc xung đột với các lãnh đạo Cộng sản Serbia.

Vào tháng Giêng năm 1990, Đại hội bất thường của Liên đoàn của Cộng sản Nam Tư đã được triệu tập để giải quyết các tranh chấp giữa các bên độc lập. Ở thế thiểu số, những người Cộng sản Slovenia rời bỏ Quốc hội, do đó trên thực tế mang đến sự kết thúc Đảng Cộng sản Nam Tư. Đảng Cộng sản Slovenia đã được theo bởi những người Croatia. Cả hai bên của hai nước cộng hòa miền Tây đàm phán tự do bầu cử đa đảng với các phong trào đối lập của riêng mình.

Vào mùa xuân năm 1990, trình diễn dân chủ và chống Nam Tư liên minh đã giành được cuộc bầu cử tại Slovenia, trong khi các cuộc bầu cử Croatia đã chứng kiến chiến thắng của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Các kết quả đã được nhiều cân bằng hơn ở Bosnia và Herzegovina và Macedonia, trong khi các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống ở Serbia và Montenegro hợp nhất sức mạnh của Milošević và những người ủng hộ ông ta. Cuộc bầu cử tự do vào mức độ liên bang đã không bao giờ thực hiện. Thay vào đó, các lãnh đạo Slovenia và Croatia bắt đầu chuẩn bị kế hoạch ly khai khỏi liên bang.

Leo thang căng thẳng sắc tộc và quốc gia đã dẫn tới các cuộc chiến tranh Nam Tư và độc lập của các (liên bang) các đơn vị thành phần, trình tự thời gian:

Slovenia (25 tháng 6 1991)
Croatia (25 tháng 6 năm 1991)
Cộng hòa Macedonia (Ngày 08 tháng chín năm 1991)
Bosnia và Herzegovina (Ngày 01 tháng 3 năm 1992)
Serbia và Montenegro (2 công đoàn nhà nước từ 1992-2006). Montenegro tuyên bố độc lập vào ngày 03 tháng 6 năm 2006, trong khi Serbia tuyên bố thừa kế của mình cho các công đoàn như là một nhà nước độc lập vào ngày 05 tháng 6 2006.
Kosovo (ngày 17 tháng 2 năm 2008, một phần được công nhận)
Hội nghị thượng đỉnh Malta[sửa mã nguồn]

Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ George Bush trên boong tàu của Liên Xô Maxim Gorky, Marsaxlokk Harbour.
Hội nghị thượng đỉnh Malta bao gồm một cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ George HW Bush và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, diễn ra khoảng 2-3 tháng mười hai, năm 1989, chỉ một vài tuần sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, trong đó hai bên chính thức kết thúc chiến tranh lạnh, một phần là kết quả của phong trào ủng hộ dân chủ rộng lớn. Đó là cuộc họp thứ hai của họ sau một cuộc họp trong đó có Tổng thống Ronald Reagan, tại New York vào tháng Mười Hai năm 1988.

Các bản tin vào thời gian này[13] gọi Hội nghị thượng đỉnh Malta là quan trọng nhất kể từ năm 1945, khi Thủ tướng Anh Winston Churchill, thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhất trí về một kế hoạch hậu chiến cho châu Âu tại Hội nghị Yalta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×