1. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế khắp toàn cầu bắt đầu, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội… trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao…Trong bối cảnh đó, trong khi các nước TBCN đang tiến hành các cải cách về cơ cấu kinh tế thì các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lại chậm thích ứng, chậm sửa đổi đầu tư theo chiều sâu. Điều này làm cho Liên Xô lâm vào tình trạng “trì trệ”, “tiền khủng hoảng”.
- Tháng 3-1985, M. Goocbachốp được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô. Goocbachốp đưa ra chủ trương cải tổ với đường “đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” (Chiến lược tăng tốc) rất được nhân dân kì vọng, nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó:
+ Về kinh tế: Chính phủ Liên Xô đưa ra nhiều phương pháp nhằm chuyển biến nền kinh tế Liên Xô sang cơ chế thị trường (tiến hành cải tạo kĩ thuật mới, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động…)
+ Về chính trị: Mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, đề cao dân chủ, mở rộng tính công khai, phê bình và tự phê bình…
- Mục tiêu cải tổ rất tốt đẹp, được nhân dân chờ đợi, song trong gần 6 năm tiến hành cải tổ, do không lường hết khó khăn, thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, hậu quả là nền kinh tế tụt hậu. Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân giảm 4-5%, năng suất lao động xã hội giảm 2,5%…Trước tình hình đó ban lãnh đạo Liên Xô vội chuyển sang cải tổ chính trị cực đoan, đến mức chấp nhận chế độ đa đảng thiết lập chế độ Tổng thống (1990) dẫn đến nội bộ Đảng Cộng sản chia rẽ, các thế lực chống phá CNXH ngóc đầu dậy, một số nước cộng hòa đòi li khai. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ bị trượt ra khỏi mục tiêu CNXH.
- Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô việt tiến hành đảo chính lạt đổ Tổng thống Goocbachốp. Cuộc đảo chính thất bại. Trở lại nắm quyền, Goocbachốp từ chối Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản vào tháng 9-1991, Quốc hội bãI bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922. Theo sáng kiến của 3 nước cộng hòa (Nga, Ucraina, Bêlarut) ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hòa kí hiệp ước giải thể Liên Xô và chính thức tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 25-12-1991, Goocbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa liềm bị hạ xuống, Liên bang Xô viết chính thức bị tan vỡ.
- Do vị trí quốc tế của mình, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được xem như là tổn thất lớn nhất của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới, nhưng đây là sự sụp đổ của mô hình CNXH đầy khuyết tật chứ không phải là sự sụp đổ của lí tưởng XHCN. Sự khủng hoảng và sụp đổ đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho cách mạng thế giới.
2. Nguyên nhân xụp đổ của CNXH ở Liên Xôa) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết
Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung là chậm đổi mới mô hình của chủ nghĩa xã hội, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển "thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.
Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải là những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: "do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ"nên gây ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng.
b) Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp sau đây:
Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đuờng lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà nguy hiểm hơn lại ở một bộ phận lớn những người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1986 đã kết thúc trong sự đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1991. Đường lối cải tổ ở Liên Xô thực chất là đường lối trượt dài từ cơ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin. Những tuyên bố ban đầu: "cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn", "chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó", "chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra", v.v. rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông nhằm ngụy trang cho ý đồ phản bội.
Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Chủ trương đưa ra lúc đầu là "tăng tổc" về kinh tế để chấm dứt sự trì trệ. Đẩy mạnh nhịp độ phát triển không có gì sai mà là tất yếu, bức bách, vấn đề là tăng tốc bằng cách nào thì không có câu trả lời đúng đắn. Đổi mới công nghệ bằng cách nào cũng bế tắc. Người ta liền quy cho cơ chế quản lý kinh tế nhưng rồi cũng trầy trật; người ta đã chuyển nhanh sang cải tổ chính trị coi đây là "cái chìa khóa" cho mọi vấn đề. Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ 19 (năm 1988) chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ hệ thống chính trị trên cơ sở cái gọi là "tư duy chính trị mới". Thực chất, đó là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, là sự đầu hàng, là từ bỏ lập trường giai cấp, là sự phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cuộc cải tổ chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội, trước hết là vào tổ chức Đảng. Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng hàng loạt những người không tán thành đường lối sai lầm của cải tổ, kiên trì đường lối chủ nghĩa Mác - Lênin. Những người ngấm ngầm hoặc công khai thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm các vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước.
Bằng phát súng lệnh "công khai", "dân chủ", "không có vùng cấm", cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích đen tối của chúng.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được "diễn biến hòa bình1' trong nội bộ Liên Xô và Các nước Đông Âu.
Chủ nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành một cuộc chiến tranh khi bằng súng đạn, khi bằng "diễn biến hòa bình" chống chủ nghĩa xã hội, chống Liên Xô. Chủ nghĩa đế quốc đã gây ra cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra "gót chân Asin" của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở "tư duy chính trị mới". Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài theo sát quá trình cải tổ, tìm mọi cách để lái nó đi theo ý đồ của chúng. Các thế lực bên ngoài tác động vào cải tổ cả về ý tưởng, chính trị và tổ chức. Việc hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện: "diễn biến hòa bình" trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu. Trong cuốn sách Chiến thắng không cần chiến tranh, Níchxơn cho rằng "mặt trận tư tuởng là mặt trận quyết định nhất", ông ta viết: "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa chiến tranh vào bên trong "bức màn sắt".
Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau, tác động cùng chiều, tạo nên một lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốc chính trị trực tiếp phá sập ngôi nhà xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, xét cho cùng chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác cách mạng trong hàng ngũ những người cộng sản đã tạo "cơ hội vàng" cho chủ nghĩa đế quốc "chiến thắng mà không cần chiến tranh".
Trong tình hình chủ nghĩa xã hội trì trệ và khủng hoảng do những sai lầm của mô hình cũ thì cải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu. Vì chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu sắc, toàn diện mới đưa chủ nghĩa xã hội thoát khỏi khủng hoảng để bước bào thời kỳ phát triển mới. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không là tất yếu. Vấn đề ở chỗ: cải tổ, cải cách, mở cửa đổi mới thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào.
3. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEANASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.
- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
- 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.