1. Mai Thúc Loan người ở làng Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thuở nhỏ Mai Thúc Loan cùng mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và bị tiếng là không cha( Sách Thiên Nam Ngữ Lục chép : Mẹ Mai Thúc Loan xem nấu muối bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình mà có thai). Lớn lên, Mai Thúc Loan thường đi vào rừng kiếm củi cùng mẹ. Không may, một lần khi đang kiếm củi, Mai Thúc Loan nghe tiếng thét của mẹ, khi kịp đến thì mẹ đã chết gục bên vũng máu cạnh một con hổ lớn đang gầm gừ.Hờn căm ngút trời, Mai Thúc Loan xông vào đánh nhau với mãnh thú, buộc con vật đang say mồi phải bỏ chạy. Về sau, ông trở thành một đô vật nổi danh , không ai dám thi đấu với ông. Hồi đó nạn cống " quả lệ chi" là một gánh nặng khôn cùng đối với nhân dân Hoan Châu.
2. Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường lâm, Thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp bởi vậy mới có tên gọi là "đường lâm". Cho tới nay ngày sinh và ngày mất của ông vẫn chưa rõ. Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái. Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời nhà Đường Khai Nguyên, ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người (theo bia Quảng Bá). Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc