Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" và bài thơ "Cảnh rừng Việt Bắc" đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cũng như tâm thế hòa mình vào với thiên nhiên của Bác. Thật vậy, tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh giữa núi rừng đã thể hiện được một phẩm chất cao đẹp của 1 vị lãnh tụ yêu nước thương dân và bền gan vững chí trong những khó khăn của quân thù. Đầu tiên, người đọc có thể thấy được lối sống giản dị của Bác giữa chốn thiên nhiên. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn về vật chất, Bác vẫn luôn tận dụng tất cả những thứ vật chất mà thiên nhiên đem lại và tìm được niềm vui từ chúng. Cuộc sống của Người gắn liền với "bờ suối, hang, vượn hót chim kêu, non xanh, nước biếc" và những món ăn bình dị như "cháo bẹ, rau măng, ngô nếp nướng, thịt rừng quay, rượu ngọt, chè tươi". Ở Bác ta thấy được lối sống bình dị và những niềm vui của Bác đều là những niềm vui giản dị đời thường mà vẫn thanh cao "tha hồ dạo, mặc sức say". Bác hòa mình và yêu thiên nhiên, tìm được những thú vui bé nhỏ trong đời sống thiếu thốn hàng ngày. Thậm chí, đây chính là phong thái ung dung, tinh thần lạc quan mà cứng rắn cùng tâm thế kiên cường của một người chí sỹ cách mạng yêu nước. Thứ hai, người đọc có thể thấy được tinh thần vượt qua được những khó khăn vật chất của Bác để thoải mái làm việc và công tác trong rừng. Nếu như ở "Tức cảnh Pác Bó" thì phong thái ung dung của Bác hiện lên là "bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" thì trong "Cảnh rừng Việt Bắc" thì phong thái ấy của Người hiện lên qua hình ảnh "ta trở lại". Quan trọng nhất, nếu như trong "Tức cảnh Pác Bó" Bác khẳng định cuộc đời Cách mạng "thật là sang" cho thấy tư thế hiên ngang của Bác thì trong "Cảnh rừng Việt Bắc" thì Bác đã hứa hẹn ngày trở lại để thưởng ngoạn "trăng xưa, hạc cũ" cùng lời hứa "mãi xuân này". Lời hứa của Bác giống như 1 lời tin tưởng về 1 mùa xuân vĩnh cửu của đất nước. Tóm lại, hai bài thơ đã thể hiện được chất thi sỹ và chiến sỹ của vị lãng tụ vĩ đại của dân tộc VN.