Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nêu các chức năng cơ bản của thị trường. Lấy ví dụ mỗi chức năng. Nêu mong muốn của bản thân em trong việc phát triển kinh tế

Em hãy nêu các chức năng cơ bản của thị trường. Lấy ví dụ mỗi chức năng
Nêu mong muốn của bản thân em trong việc phát triển kinh tế
2 trả lời
Hỏi chi tiết
38.328
16
79
Hoa Từ Vũ
26/09/2017 11:17:05
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ 
có 5 chức năng: 

- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. 
Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: 

+ Giá trị hàng hoá. 
+ Giá trị của tiền. 
+ ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. 

Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. 
Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen. 
- Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. 
Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế. 

Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia. 

- Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. 

- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên. 

- Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội. 

Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết vớinhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 

* Ví dụ thì em chỉ cần nhìn vào 1 trong 5 chức năng của tiền là có thể tự cho vì dụ được 
Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn thì tìm đọc sách Tài chính tiền tệ hay Tiền tệ ngân hàng mà đọc nhé

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
372
11
Yuo
26/09/2017 12:45:39
Thị trường có 3 chức năng:
- Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
VD: Khi người sản xuất làm ra mặt hàng quần áo chẳng hạn quần áo đó có mẫu mã đẹp, vải tốt giá cả phải chăng phù hợp vs nhu cầu người mua, người mua mua nhìu thì mặt hàng đó bán đc nghĩa là chi phí làm ra mặt hàng quần áo đó đc xã hội chấp nhận, giá trị của mặt hàng đó được thực hiện
- Chức năng thông tin
VD: Ở siêu thị sẽ có bảng quảng cáo các mặt hàng ở đó sẽ có đầy đủ các thông tun như: quy mô cung- cầu, giá cả, chất lg, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán của các mặt hàng đặc biệt là thông tun về khuyến mãi giảm giá sản phẩm vào các ngày lễ giúp người mua nhanh chóng mua những mặt hàng mình cần sao cho có lợi nhất, còn người mua sẽ thu đc nhìu lợi nhuận
-Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sx và tiêu dùng
VD: Khi người sx làm ra mặt hàng nào đó mà không bán chạy trên thị trường, người mua hạn chế thì họ sẽ  hạ giá sản phẩm đó và hạn chế sx mặt hàng đó hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác còn khi mặt hàng bán chạy thì họ sẽ nâng giá và sx ra nhìu mặt hàng bán chạy đó để bán thu lợi nhuận.
Chúc bạn học tốt nha thích thì like cho mk cái nè

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k