mặt trận Việt Minh ra đời trong hoàn cảnh nào nêu vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng 8
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngay từ khi mới ra đời, Mặt trận Việt Minh đã có những đóng góp to lớn trong việt tập hợp đông đảo quần chúng, tổ chức và giáo dục họ thành những lực lượng chính trị mạng mẽ ở các vùng thành thị và nông thông, phá tan âm mưu tuyên truyền, lừa bịp của bọn phát xít Nhật – Pháp, tạo lập được khối đoàn kết dân tộc mạng mẽ, cô lập và phân hóa kẻ thù. Mặt trận Việt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc …, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.
Cùng với thời gian thành lập đội Cứu quốc quân ở căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và thực hiện chiến tranh du kích để chống lại sự càn quét của địch ở đây, ở Cao Bằng được coi là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu “hoàn toàn”, nghĩa là mọi người đều tham gia tổ chức Việt Minh, xã nào cũng có Uỷ ban Việt Minh. Rồi Uỷ ban Việt Minh tại Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập, sang năm 1943, Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi. Đến năm 1945, Tại Hà Nội, mỗi xí nghiệp đều có Hội công nhân cứu quốc, nhiều nơi có đội tự vệ. Biểu tình, diễn thuyết thường xuyên xảy ra trên đường phố, ở trường học, nhà máy, các cửa ô. Ở Huế, nhiều cơ sở Đảng được phát triển trong công nhân, những người buôn bán nhỏ, và học sinh. Tại Sài Gòn, số hội viên của Hội công nhân cứu quốc lên đến 120.000 người. Ngoài ra, Việt Minh còn tranh thủ được sự đồng thuận của Thanh niên tiền phong, một tổ chức thanh niên rộng lớn, công khai xuất hiện tại Nam Bộ sau ngày Nhật hất cẳng Pháp.
Mặt trận Việt Minh đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Sau biến cố Nhật hất cẳng Pháp (9/3/1945), Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh đã phát động cao trào chống Nhật cứu nước, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Hịch của Mặt trận Việt Minh kêu gọi: “Vận mệnh dân tộc ta đang treo trên sợi tóc. Nhưng cơ hội ngàn năm có một đang lại !
… Giờ kháng Nhật cứu nước đã đánh. Kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh”.
Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng: Đội Việt Nam tuyên truyền giair phóng quân và đội Cứu quốc quân chặn đánh các toán quân Nhật trên đường hành quân của chúng, diệt các đồn lẻ. Đi đâu, đội cũng làm nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang đến đó. Nhiều nơi, quần chúng nhân dân đã thành lập được chính quyền cách mạng. Ở Quảng Ngãi (Trung Kỳ), anh em tù chính trị đã nổi dậy, chiếm lấy đồn giặc, lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng, thành lập đội du kích Ba Tơ và xây dựng căn cứ địa Cách mạng Ba Tơ. Ở Nam Kỳ, phong trào phát triển mạng tại Mỹ Tho và Hậu Giang.
Phong trào quần chúng phát triển nhanh ở nông thôn và thành thị. Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã làm dấy lên cả một phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật để chia cho dân. Đến đầu tháng 8 năm 1945, cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sục sôi; ở nhiều nơi, các đội danh dự Việt Minh đã trừ khử một số tên tay sai đắc lực cho địch. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa đã trở nên hết sức khẩn trương. Quần chúng đã sẵn sàng, chỉ còn chờ thời cơ là đứng lên tổng khởi nghĩa.
Ngày 4 tháng 6 năm 45, khu giải phóng Việt Bắc ra đời, bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc các tỉnh trung du (Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên). Ủy ban lâm thời khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của Việt Minh như: Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập. Võ trang nhân dân. Phát triển Quân giải phóng Việt Nam. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tuỳ từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo…”. Khu giải phóng trở thành căn cứ địa chính của cả nước.
Cách mạng tháng 8 năm 45 là kết quả trước hết của việc thực hiện chính sách đoàn kết toàn dân vì nhiệm vụ tối cao giải phóng dân tộc giành lấy chính quyền. Mặt trân việt minh đã đóng vai trò to lớn trong những năm tháng quyết liệt nhất của thời kỳ cách mạng giành chính quyền.
Triệu tập và tiến hành thành công Quốc dân Đại hội Tân trào ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945, huy động nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành được thắng lợi. Trước Quốc dân đại hội là Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ 13 đến 15 tháng 8 năm 1945 quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Quốc dân Đại hội đã hiệu triệu nhân dân toàn quốc “giành chính quyề, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ công hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập”. Đại hội đã nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa và bầu Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chiều 16/8/1945, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sau 15 ngày, dươi sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự chuẩn bị từ trước của Việt Minh, Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 đã thành công trong cả nước.
Bối cảnh ra đời của Mặt trận Việt minh.
1. Tình hình quốc tế
Chiến tranh thế giới thứ 2 ở giai đoạn thứ nhất (1939 – 1941). Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan (mở đầu cho Chiến tranh thế giới lần 2). Đế quốc Anh, Pháp lao vào vòng chiến. Đảng cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Vào trận chưa được bao lâu, tháng 6 năm 1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức; một chính phủ bù nhìn, ty sai của Đức được dựng lên. Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức tấn công Liên Xô, thế giới chia thành 2 trận tuyến: một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức, Italia, Nhật.
2. Tình hình trong nước
Lợi dụng sự thất bại của đế quốc Pháp, phát xít Nhật yêu cầu chính quyền thực dân ở Đông Dương để cho chúng kiểm soát biên giới Việt – Trung và đưa quân vào Đông Dương. Tháng 9/1940, quân đội Nhật xâm lược Việt Nam, biến Việt Nam thành căn cứ quân sự để tiến công Nam Trung Quốc và làm bàn đạp mở rộng xâm lược khu vực Đông Nam Á. 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp kỹ hiệp định đầu hàng Nhật. Thực dân Pháp phải thừa nhận quyền ưu đãi của Nhật. Nhật bắt Pháp cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm và tiền. Từ đây, nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Từ thuộc địa của Pháp, Việt Nam trở thành thuộc địa của Nhật – Pháp. Công nhân và nông dân là những người phải gánh chịu trước nhất và nặng nề nhất hậu quả của những chính sách phát xít, những thủ đoạn bóc lột tàn bạo của Pháp, Nhất và bọn tay sai. Các tầng lớp và giai cấp khác đời sống cũng sa sút nhiều. Tất cả đều bùng lên tinh thần chống phát xít Nhật – Pháp ở mức độ khác nhau.
3. Sự ra đời của Mặt trận Việt Nam cách mạng đồng minh
Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28 tháng 1 năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8. Hội nghị họp từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 tại Pác Bó (Cao Bằng), nêu rõ ở Việt Nam lúc này mâu thẫn đòi hỏi phải giải quyết cấp bách là mâu thẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Từ đó, hội nghị chủ trương trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị Pháp – Nhật. “Nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |