Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh sự khác biệt giữa khởi ngữ trạng ngữ và thành phần biệt lập

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
367
1
1
Nguyễn Thị Thảo ...
02/04/2020 16:46:01

1. Khởi ngữ

– Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.

– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,…

– Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu:

+ Quan hệ trực tiếp: khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế.

Ví dụ: – Hiểu, tôi cũng hiểu rồi.

– Bộ phim này, tôi xem nó rồi.

+ Quan hệ gián tiếp:

Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp…

(Phạm Văn Đồng)

– Trong tiếng Việt có những trường hợp mang tính trung gian. Cần phân biệt khởi ngữ và các thành phần câu khác trong những trường hợp này:

+ Trung gian giữa khởi ngữ và chủ ngữ:

Ví dụ: Quyển sách này bìa rất đẹp.

Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi sau nó có dấu phẩy ngãn cách.

Ví dụ: Quyển sách này, bìa rất đẹp.

+ Trung gian giữa khởi ngữ và bổ ngữ đảo:

Ví dụ: Quyển sách này tôi đọc rồi.

Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi trong nội bộ cụm chủ – vị có bổ ngữ.

Ví dụ: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
 

2. Các thành phần biệt lập

– Thành phần biệt lập là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, được dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. Khác với thành phần phụ là trạng ngữ và khởi ngữ, các thành phần biệt lập không có quan hệ trực tiếp với các thành phần khác trong câu.

– Các thành phần biệt lập gồm:

+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,…); yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,…); yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,…).

+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…).

Ví dụ: Trời ơi! Nóng quá!

+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ:

– Này, thầy nó ạ.

(Kim Lân)

—» Thành phần gọi.

– Vâng, mời bác và cô lên chơi.

—> Thành phần đáp.

+ Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Thị Thảo ...
02/04/2020 16:47:02
chấm điểm cho mik nha
mơn nhìu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×