Bài 2
a. Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam,
Bão tập mưa sa đứng thẳng hàng.
Kết thúc bài thơ, tác giả Viễn Phương viết:
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
b. Trước khi rời lăng Bác trở về miền Nam, nhà thơ viết: “Mai về miền Nam
thương trào nước mắt”. Em hãy cho biết cụm từ “thương trào nước mắt” trong
câu thơ thuộc cụm từ loại nào và biểu đạt cảm xúc gì của nhà thơ?
c. Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương
trong bài “Viếng lăng Bác” và của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho
nhỏ”?
d. Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến nhớ thương dâng trào và ước nguyện
thành kính của nhân dân miền Nam nói riêng, của cả dân tộc nói chung với Bác
Hồ. Em hãy triển khai, nội dung trên thành một đoạn văn theo mô hình tồng -
phân - hợp, trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm
thán.
e. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam.
Trong chương trình Ngữ văn cấp THCS có một tác phẩm đã lấy hình ảnh cây tre
để làm biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam em hãy ghi rõ tên tảc
giả, tác phẩm đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |