Câu 4. “Trong bóng tối, Mị đứng lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn…….Mị vẫn nghe tiếng sáo.”
Từ ngữ nào dưới đây đã được Tô Hoài sử dụng ở vị trí lược bớt trong đoạn văn trên?
a. ngất ngây
b. man mác
c. nồng nàn
d. thoang thoảng
Câu 5. Trong sự tác động của hơi rượu, tiếng sáo, một mặt “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”, mặc khác lại tự nhủ “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.”
Hai nét tâm lí này có vẻ mâu thuẫn. Ý nào dưới đây giải thích đúng nhất về nét tâm lí này?
a. Diễn biến phức tạp, nhiều mâu thuẫn giằng xé trong tâm lí của nhân vật Mị khi đối chiếu hiện tại với quá khứ.
b. Sự thức tỉnh của niềm vui sống và niềm xót xa, tiếc nuối tuổi thanh xuân trong lòng Mị khi đối chiếu hiện tại với quá khứ.
c. Nỗi buồn chán trước cảnh sống không tuổi xuân, không tình yêu và hạnh phúc của Mị.
d. Ý định tự tử bằng lá ngón luôn thường trực trong lòng nhưng Mị chưa bao giờ có cơ hội để thực hiện.
Câu 6. Nhà văn Tô Hoài nhiều lần miêu tả tiếng sáo với những sắc thái xa gần, trầm bổng khác nhau không trực tiếp nhằm dụng ý nào dưới đây?
a. Thể hiện tâm trạng bối rối nhớ nhung, khao khát của Mị.
b. Thể hiện sự thức tỉnh sức sống thanh xuân trong tâm hồn Mị.
c. Thể hiện sự trói buộc tàn nhẫn, bất công của bọn phong kiến chúa đất.
d. Thể hiện không gian văn hóa ở vùng Tây Bắc vào những đêm tình mùa xuân.
Câu 7. “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!....Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi.”. Âm hưởng nhịp điệu của đoạn văn trên vừa nhanh vừa dồn dập, điều đó thể hiện được tâm trạng của Mị như thế nào?
a. Xôn xao, náo nức muốn đi chơi.
b. Tiếng lòng thổn thức và bồi hồi khiến Mị nhận ra cuộc sống thực tại của bản thân
c. Tiếng gọi thúc giục bên trong của cái tôi thức tỉnh trước cuộc sống khổ đau cần giải thoát.
d. Sự khẳng định về quyền sống của bản thân Mị trước hoàn cảnh cảnh khổ đau và tù túng trong nhà thống lí.
Câu 8. Đoạn văn sau được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”
a. Miêu tả.
b. Miêu tả và biểu cảm.
c. Tự sự và miêu tả.
d. Biểu cảm và tự sự
Câu 9. A Phủ “chợt hiểu” ra điều gì ở “người đàn bà chê chồng” khi Mị xin cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài và nói “Ở đây thì chết mất”?
a. Cũng như anh, Mị không thể tiếp tục sống ở Hồng Ngài được nữa.
b. Cứu A Phủ đồng nghĩa Mị đã công khai chống lại nhà chồng.
c. Cứu A Phủ là hành động quên mình vì tình thương của Mị.
d. Cứu A Phủ, Mị chỉ còn con đường duy nhất: trốn khỏi nhà chồng.
Câu 10. Khi xây dựng tình huống truyện, tác giả để Mị - phụ nữ giải cứu một chàng trai có sức khỏe như A Phủ. Thế tại sao không là ngược lại?
a. Nhằm khẳng định sự bình đẳng giới trong xã hội phong kiến xưa.
b. Nhằm khẳng định phụ nữ có sức mạnh tiềm tàng.
c. Nhằm khẳng định sức sống và sự phản kháng mãnh liệt của Mị khi bị dồn vào đường cùng.
d. Nhằm khẳng định người đàn ông đôi khi cũng cần có người phụ nữ giúp sức mới thành công.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |