Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu vừa tương phản

Có ý kiến cho rằng cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu vừa tương phản, vừa tương đồng với nhân vật trữ tình của bài thơ Chiều Tối . Ý kiến của em như thế nào? (Viết bài văn nghị luận văn học)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.594
3
0
Nguyễn Huỳnh Quốc ...
10/04/2020 18:53:20

Hai câu thơ đầu cho người đọc thấy một bức tranh thiên nhiên núi rừng Quảng Tây trong một buổi chiều.

"Quyển điểm quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không"

Dịch thơ: "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

Tâm điểm của bức tranh thiên nhiên là cánh chim về rừng và áng mây cô lẻ, bằng bút pháp chấm phá Bác đã giúp người đọc hình dung ra một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ có bầu trời trong xanh bất tận, có núi rừng trùng trùng điệp điệp thiên nhiênhùng vĩ yên ả, thanh bình. Hai câu thơ mang đậm chất cổ điển của một bài thơ Đường.

Hình ảnh cánh chim chiều đã từng gặp nhiều trong thơ ca cổ điển phương Đông và mỗi lần cánh chim chiều xuất hiện,lại mang một ý nghĩa về không gian và thời gian. Nó gợi lên khung cảnh bầu trời vào thời khắc chiều tối như Nguyễn Du đã viết "Chim hôm thoi thóp về rừng". Cánh chim chiều trong thơ của Bác cũng vậy nhưng cái hay, cái đặc sắc ở trong nghê thuật biểu hiện ở chữ "mỏi" nếu "chim bay" mới chỉ trạng thái bên ngoài thì "chim mỏi" là sự cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong sự vật có nghĩa là từ điểm nhìn rất xa Bác vẫn có thể cảm nhận được sự mệt mỏi bên trong của cánh chim bay về tổ, quả thật Bác là người có cái nhìn tinh tế, có trái tim giao hòa đồng cảm mới có thể phát hiện được sự vất vả mệt mỏi của cánh chim. Trên bầu trời, Người cũng cảm nhận được có sự tương đồng giữa người và cảnh quan, chữ "mỏi" cũng dễ hiểu vì sau một ngày làm việc vất vả mỏi mệt là chuyện đương nhiên. Người tù cũng vậy, sau một ngày chuyển lao đi bộ đường rừng xiềng xích thay cho dây trói thì cũng chẳng giấu được mệt mỏi, cánh chim còn có sự tự do của nó còn có chỗ để về, còn Bác đang phải ở nơi đất khách quê người không biết đâu là điểm dừng. Bút pháp tả cảnh ngụ tình phát huy cao độ giúp ta cảm nhận rõ ràng tâm trạng của Bác gửi vào cánh chim chiều.

Hình ảnh áng mây trên trời trong thơ ca cổ điển phương Đông gợi sự vĩnh hằng "Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay" "Hoàng Hạc lâu" khi lại mang tâm sự nỗi niềm của người trước thời thế. Từ "cô vân"khơi gợi cho người đọc liên tưởng tới hình ảnh người tù đang ở nơi đất khách quê người. Từ "mạn mạn" là điệu bay chầm chậm lửng lơ của áng mây trên trời lại giúp người đọc hình dung tư thế của nhân vật trữ tình đang ngẩng cao đầu thong thả, nhàn nhã ngắm nhìn áng mây trôi đã cho thấy phong thái ung dung tự tại, ý chí nghị lực của người cộng sản.Như vậy, trong hai câu thơ đầu, qua hai bút pháp chấm phá và tả cảnh ngụ tình, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên núi rừng mà còn hiểu hơn tình yêu thiên nhiên núi rừng, tâm hồn tinh tế nhạy cảm và phẩm chất thép của Người

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×