Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy tìm hiểu về truyền thống yêu nước, hy sinh của phụ nữ Việt Nam

Em hãy tìm hiểu về truyền thống yêu nước, hy sinh của phụ nữ Việt Nam.

11 trả lời
Hỏi chi tiết
416
2
0
Ô long kem cheese
11/04/2020 21:35:42

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:

- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.

- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
tick mình điểm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Peo《Off》
11/04/2020 21:36:05

Đánh giá cao các nữ đại biểu Quốc hội là lãnh đạo, ngoài công việc bận rộn thì vẫn dành thời gian chăm lo cho gia đình và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, xã hội, Thủ tướng cho rằng, trên nghị trường, vai trò và đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội cũng rất sôi nổi và quan trọng. Rất nhiều sáng kiến của nữ đại biểu Quốc hội nêu trên diễn đàn Quốc hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp thu và thể chế hóa thành những quy định và chính sách.

1
0
2
0
Bộ Tộc Mixi
11/04/2020 21:39:59
có thể hình dung ra ba con người khác nhau, nhưng thống nhất, tập trung ở người phụ nữ Việt Nam, tương ứng với ba vai trò truyền thống của họ trong động sản xuất, trong đấu tranh xã hội và trong xây dựng gia đình. Nhìn vào người phụ nữ Việt Nam, chúng ta sẽ thấy hiện ra ba con người rõ nét nhất: Người lao động, Người nội trợ và Người chiến sĩ. Những hình ảnh khác - Người nghệ sĩ, Nhà chính trị ... mờ nhạt hơn, hoặc đồng nhất hoá vào đấy, hoặc tách riêng ra. Và đó là những hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa cũng như nay, nhưng nhất là ngày nay.
2
0
Bộ Tộc Mixi
11/04/2020 21:40:29

 

1.Con người lao động:

Con người lao động trong người phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đặc sắc nhất định, kết tinh từ trong vai trò của nó trên tiến trình của lịch sử Việt Nam. Làm nên những thuộc tính ấy, có vai trò quan trong hàng đầu của những người phụ nữ nông dân trong hàng nghìn năm của thời đại dựng nước và giữ nước. Đấy là những người đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp đầu tiên do những người phụ nữ lao động từ thời nguyên thuỷ gây dựng, phát huy và truyền tới những người phụ nữ nông dân trong thời cận đại và hiện đại – những người đang cùng với những nữ công nhân, viên chức và phụ nữ lao động trí óc, họp thành đội ngũ những người lao động ngày nay.

Đấy là những người từ hàng nghìn năm xưa và cho mãi đến bây giờ, vẫn gắn bó với một nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới, mà hoạt động quan trọng nhất là nghề trồng lúa nước. Chỉ cho đến gần đây, vấn đề công nghiệp hoá mới được đặt ra ở Việt Nam, nhưng nhịp độ và đặc tính của nó cũng vẫn phản ánh vị trí và qui mô của nền sản xuất nông nghiệp, trong hệ thống kinh tế chung.

Nói đến người phụ nữ lao động Việt Nam chủ yếu là nói đến những người phụ nữ nông dân ấy. Không phải ngẫu nhiên mà ở tất cả các trường hợp cần biểu hiện người phụ nữ Việt Nam một cách cô đúc, điển hình nhất, việc lựa chọn hình tượng người phụ nữ nông dân lại chiếm một tỉ số cao ở Việt Nam. Cho nên trước khi tính toán đến sự cải tiến, biến đổi cốt cách của con người lao động trong người phụ nữ Việt Nam, cần trước tiên xem xét một số thuộc tính đặc sắc đã hình thành và ổn định, trên cơ sở những phong thái làm ăn của người phụ nữ nông dân, trong con người phụ nữ lao động Việt Nam.

Cùng với hiện tượng thường xuyên của lịch sử hàng nghìn năm cũ là người đàn ông phải rời tay cày bừa để cầm lấy vũ khí, với một tinh thần hoàn toàn chủ động, một thái độ bình thản như không có gì tự nhiên hơn, người phụ nữ đã đảm nhiện lấy công việc sản xuất nông nghiệp của xã hội:

“Tháng Chạp là tiết trồng khoai,

Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.

Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,

Tháng Tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi.

Tháng Năm gặt hái vừa rồi,

Giời đổ mưa xuống nước trôi đầy đồng. Anh ơi giữ lấy việc công,

Để em cày cấy mặc lòng em đây”.

Việc trồng lúa nước ở Việt Nam trong điều kiện thiên nhiên và kỹ thuật từ trước đến nay, vẫn là một thứ lao động phức tạp và vất vả. Chân lấm tay bùn, giãi nắng dầm mưa, đời này qua đời khác, người phụ nữ Việt Nam là người rất giỏi chịu đựng gian khổ, khó khăn và hết sức cần cù, tỉ mỉ. Sống chết với quê hương làng xóm, bám chặt lấy ruộng vườn, nghề nghiệp, người phụ nữ lao động Việt Nam còn là những người làm việc rất bền bỉ, dẻo dai, có tinh thần kiên trì, nhẫn nại rất cao. Bị thống trị và bóc lột nặng nề, lại gặp hoàn cảnh chiến tranh và thiên nhiên phá phách, trong cuộc sống cơ hàn dai dẳng, những người phụ nữ Việt Nam đã có một tinh thần làm chủ, một ý thức cộng đồng, đồng thời họ cũng là những người rất căn cơ tằn tiện, tính toán cẩn thận, chi ly.

Đấy là những người lao động đảm đang. Và chúng ta hiểu tinh thần đảm đang ở đây có nội dung thiên về mặt ráo riết đối phó với những khó khăn, gắng sức khai thác, vẫy vùng trong một hoàn cảnh chật hẹp để tạo ra những của cải vật chất và tinh thần, để vươn lên trên những điều kiện phần lớn có ý nghĩa tiêu cực. Ở đây, không có những sức bao quát rộng rãi, không có những sáng tạo hàng loạt, to lớn. Không có phong thái ung dung đĩnh đạc mà khẩn trương của một lối làm ăn qui mô, với nhiều thuận lợi về tự nhiên và kỹ thuật. Sự sắc sảo ở đây mang tính chất đối phó trong hoàn cảnh vượt khó nhiều hơn. Hoàn cảnh lao động của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hàng nghìn năm, dưới thời Pháp thống trị gần trăm năm là như thế. Mà hoàn cảnh lao động của những người phụ nữ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước khôngqua thời kỳ chủ nghĩa tư bản cũng có những điều gần giống như thế.

2
0
Bộ Tộc Mixi
11/04/2020 21:41:25

3.Con người chiến sĩ

Con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam là một hiện tượng độc đáo nhất. “Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, đấy là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam. Chỉ tính từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến nay, 24 cuộc chiến tranh ái quốc với quy mô cả nước đã nổ ra để giữ nước! Biết bao thế hệ phụ nữ đã trở thành chiến sĩ trong những lần vận nước gặp nguy nạn. Nhưng không phải chỉ có thế. Trong cuộc đấu tranh giai cấp thường xuyên làm nền cho sự tiến hoá của xã hội, tất cả các thế hệ phụ nữ - với đặc điểm là “công dân chính trị” của họ, cũng đều trở thành những chiến sĩ, tham gia đấu tranh dưới mọi hình thức. Từ những người phụ nữ đã nổi dậy dưới lá cờ Hai Bà Trưng, những vợ ba Cai Vàng, vợ ba Đề Thám... thậm chí cả những người vô danh:

“Gái goá lo việc triều đình

Lo Nam, lo Bắc việc mình không lo”

và những mẹ Đốp luôn luôn sẵn sàng tấn công bọn hào lý ở khắp nơi, cho đến những Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiêm, Út Tịch và mẹ Suốt ngày nay – hàng trăm thế hệ phụ nữ đã truyền đi và nhân lên những thuộc tính đặc sắc của người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam.

“Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”.

Câu hát cổ trên cũng là một hình thức ghi nhớ của nhân dân đối với tiết bao người vợ đảm xưa đã góp vào cuộc chiến chung, và không têm trầu “cánh phượng” nữa, mà têm trầu “cánh kiếm”, nô nức, hồ hởi tiễn đưa người thân của mình ra đi. Đó là những con người có một lòng yêu nước rộng lớn và một tinh thần lo toan rất tích cực đến việc chung. Đó là con người sẵn sàng chịu đựng với một sức bền kỳ diệu những gay go gian khổ, những hy sinh to lớn nhất. Đó là những con người bất khuất, không sức mạnh thống trị nào có thể đè bẹp nổi, những con người rất mực kiên cường, không sức mạnh xâm lược nào có thể bẻ gãy được.

Đấy là những chiến sĩ dũng cảm. Và chúng ta hiểu rằng, đối với người phụ nữ Việt Nam, đấy là phẩm chất của những người chiến sĩ có sức mạnh sở trường ở phương diện tinh thần, tình cảm. Trong hoàn cảnh khó khăn gò bó thường xuyên, khả năng vât chất và kỹ thuật của những chiến ở đây không nhiều. Nhưng những cơ sở và điều kiện để tạo ra những khả năng đó, lúc nào cũng có. Đó là những phẩm chất của người lao động và người nội trợ ở trong con người phụ nữ Việt Nam. Khi cần thiết, chỉ cần thời gian, sự tổ chức và tập hợp. Và đấy là điều đặc sắc, thuân lợi và may mắn cho người phụ nữ và cho dân tộc: lúc nào cũng có con người chiến sĩ với những phẩm chất rất tốt nằm trong những người phụ nữ Việt Nam.

Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm - những con người ấy cùng với những thuộc tính, phẩm chất tinh thần của nó đã hợp thành tính cách cơ bản của người phụ nữ Việt-nam. Ở một tính cách đa dạng và phong phú như thế, có thể lọc ra, tìm lấy điều gì chung nhất, điều gì bao trùm, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt-nam?

Trong những lúc vận nước gặp cơn sóng gió, con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam vụt trội lên. Hiện nay, đây là điều đang thu hút sự chăm chú của nhiều người. Nhưng hãy tìm đọc cuốn sổ tay tác chiến của đại đội trưởng pháo bờ biển nữ dân quân xã N. (Quảng Bình), chi tiết kỹ thuật và tình hình chiến sĩ với vũ khí, khí tài, tự nhiên có những dòng rõ ràng không đúng điều lệnh quân sự: “Nếu nạp lên, trên không nhận, sẽ cho giữ vỏ đạn lại, chờ đánh xong giặc Mỹ, sẽ đem đúc nồi đồng”! Con người lao động và nội trợ trong người chiến sĩ Ngô Thị The ấy đang để lộ tính cách cơ bản của mình. Và hình ảnh quen thuộc, gần gũi về vị Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Nguyễn Thị Định, cũng là hình ảnh một người mẹ, một người chị, ngồi trên chiếc võng đã chiến, kim chỉ và chiếc áo trong tay, trìu mến nhìn và chăm chú nghe chiến sĩ. Đấy chính là một phụ nữ:

“Lúc tiến lệnh đều trăm đội ngũ,

Đêm về ngồi vá áo chiến binh!”[1]

Như thế, con người lao động và con người nội trợ ở trong mỗi người phụ nữ Việt Nam mới chính là hình ảnh thường hằng về họ, Con người chiến sĩ, lúc nổi lên thật rạng rỡ, nhưng nhiều lúc vẫn lẩn vào con người lao động và nội trợ, có khi ngay cả vào dịp đang xuất hiện rõ rệt nhất, nó cũng mang cốt cách của hai con người kia. Người phụ nữ nông dân Cao Thị Thả ở Tĩnh Gia (Thanh Hoá), chèo thuyền xông ra biển dưới bom đạn của máy bay Mỹ, diệt cả bọn giặc lái nhảy dù lẫn máy bay đậu trên nước và máy bay lên thẳng của giặc, nhưng vẫn nói rất đúng: “Phải nói công bằng rằng không có thằng giặc Mỹ thì đàn bà chúng tôi mới không phải cầm đến khẩu súng này”. Và bà mẹ Suốt, lập nên kỳ tích trong phục vụ chiến đấu: hàng chục, hàng trăm lần chèo thuyền đưa cán bộ, bộ đội vượt sông trước mưa bom bão đạn, khi được nhà thơ Tố Hữu thán phục hỏi: “Gan chi gan rứa mẹ nờ?”, vẫn chỉ coi trận chiến đấu của mình như là những lần làm ăn bình thường của ông lão ở nhà: “Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!”.

Phong thái bao trùm cốt cách và tâm hồn cơ bản của người phụ nữ Việt-nam đã được tìm thấy ở trong những trường hợp đó. Đấy là sự bình dị, là lòng nhân ái, là ân tình và yêu thương đằm thắm. Chính những điều đó đã làm cho người phụ nữ Việt Nam cần cù, tỉ mỉ, nhẫn nại, dẻo dai, căn cơ, tần tiện, chịu khổ, chịu khó mà lao động đảm đang. Bản thân người phụ nữ dường như không còn thấy đặt ra nhu cầu hưởng thụ gì to tát, nhưng chính là vì chồng con, họ hàng rồi xóm làng, rồi là vì đất nước, vì tình thương yêu tất cả mà họ đã lao động. Cũng chính là với tấm lòng trung hậu, với tình thương yêu mênh mông đối với người thân của mình, rồi với đồng bào chân chính của mình mà người phụ nữ đã thuỷ chung hy sinh, quán xuyến, trong khi làm nghĩa vụ nội trợ. Và cũng chính là vì tấm lòng nhân ái bao trùm mà người phụ nữ đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh oanh liệt.

Khi nhà thơ Chế Lan Viên hỏi một nữ anh hùng: “Vì sao em chiến đấu?” thì thật cảm động là câu trả lời: “Em thương. Em thương các anh quá, nên em liều. Em thấy máu đổ là em thương...”. Cũng thế, hỏi cô Cam Thị Thưng vì sao 17 tuổi, với người bé nhỏ nhưng đã vượt qua bom đạn, cõng bổng được một đồng chí bộ đội bị thương về nơi cứu chữa an toàn; chúng ta cũng được nghe câu trả lời của cô qua nụ cười ngượng nghịu: “Em nghĩ thương các anh mà cõng thấy nhẹ...”. Trái tim nhân ái của phụ nữ Việt Nam là một trái tim lớn. Trái tim đó mang nặng tình thương yêu chính nghĩa nên có lòng căm giận kẻ thù bất nhân mà chiến đấu. “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” - Nguyễn Đình Chiểu xưa đã phát hiện và khẳng định đặc điểm tâm lý ấy của Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam.

Lòng nhân ái có thể xem như là hạt nhân cơ bản trong tính cách người phụ nữ Việt Nam. Lòng nhân ái đó lớn mênh mông trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh của dân tộc, làm nền cho những phẩm chất tinh thần phong phú, đặc sắc, những khả năng và vai trò thực tế to lớn của họ.

Chúng ta cũng biết rằng sức mạnh và vẻ đẹp Việt Nam, xưa và nay, cũng có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Từ Hùng Vương, Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, tinh thần ấy là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Phải chăng, tinh thần ấy chính là từ người phụ nữ Việt Nam mà truyền đi và được nhân lên gấp bội? Bởi vì ở đây, hơn ở đâu hết, có vai trò của những người mẹ Việt Nam, những người mẹ xứng đáng với lời biểu dương của Hồ Chủ tịch: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh ra và nuôi dạy nên những thế hệ anh hùng của nước ta”[2].

2
0
Bộ Tộc Mixi
11/04/2020 21:41:58

B.Những phẩm chất tiêu cực

Chế độ phong kiến cùng với lễ giáo Khổng Mạnh và chế độ tôn pháp không những đã áp bức, bóc lột, gò bó, kìm hãm phụ nữ mà còn là chế độ coi khinh và làm nhục phụ nữ. Chính vì thế từ cuối thế kỷ XV trở đi đã dấy lên phòng trào phản kháng của phụ nữ chống phong kiến với một tư thế dũng cảm, ý chí quyết liệt và hành động tích cực.

Để đáp lại thuyết “nam tôn nữ ty” phong kiến là những lời lẽ trào động dân gian:

“Ba đồng một mớ đàn ông,

Đem bỏ vao lồng cho kiến nó tha.

Ba trăm một mụ đàn bà.

Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi!”

Phản bác lại mệnh lệnh “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là câu ví sắc sảo:

“Một trăm con trai không bằng lỗ tai con gái”

Cự tuyệt lời dụ dỗ đường mật của bọn quyền quý:

“Ăn góc quả hồng, ăn cạnh quả hồng

Còn hơn ăn cả chùm sung chát sì”

là lời tuyên bố dứt khoát và thông minh:

“Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng!”

Trả lời câu quyết rũ xỏ xiên:

“Một đêm quân tử nằm kề,

Còn hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm”

là thái độ dửng dưng mà đằm thắm tuyệt đẹp:

“Chồng ta áo rách ta thương,

Chồng người áo gấm xông hương mặc người!”

Đó là sự phản ánh hành động phản kháng quyết liệt chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến của những phụ nữ đương thời. Tuy nhiên, do trải qua hàng nghìn năm thống trị của chế độ phong kiến cũng đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với người phụ nữ.

Trong hàng nghìn năm bị gạt ra khỏi cuộc sống xã hội, mặc dầu cố vươn lên như bông sen, lá súng ngoi khỏi bùn nước để trổ ra với trời mây, nhưng mất địa vị tương xướng với vai trò của mình, bị cả một chế độ với những áp lực nặng nề bao vây, lại thêm ảnh hưởng dai dẳng của mấy chữ “tòng”, chữ “hiếu”, trong những con người phụ nữ xưa, dần dần cũng tồn tại tư tưởng an phậntự ti, thái độ cam chịu và thụ động. Hạt mưa, tấm lụa là hình ảnh người phụ nữ xưa thường so sánh với thân phận của mình:

“Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

“Thân gái như hạt mưa sa

Hạt rơi gác tía, hạt ra ngoài đồng!”

Cuộc sống tù túng chật hẹp trong các gia đình, hằng ngày phải va chạm với nhiều việc không tên: thu vén từng cọng rơm cái rác để đun một nồi cơm nhỏ, nuối lấy vài ba con gà nhưng chẳng may lại có một con… bị mất, người phụ nữ xưa có phần bị bó lại trong những tính toán thiển cận, thái độ hẹp hòi, nhiều khi bị đắm đuối vào ngay những xích mích nông nổivụn vặt giữa những người cùng giới và cùng chung cảnh ngộ với nhau. Có khá nhiều trường hợp người phụ nữ phải mất hầu trọn tâm tư và tài trí của mình vào giải quyết mối quan hệ vợ cả vợ lẽ, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng,… trong khuôn khổ chật hẹp của các gia đình xưa.

“Em chồng ở với chị dâu,

Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày!”

“Chị em dâu như bàu nước lã”.

Cũng vì bị cấm cửa đối với xã hội, không được học hành, lại bị vây hãm trong một chế độ trì trệ, các thế hệ phụ nữ giữa “đêm trường trung cổ” không thể nào mở mang trí tuệ, nên nhiều khi suy nghĩ và hành động lúng túng trong bóng tối của mê tín dị đoan, sự hiểu biết nhiều khi nông cạn, thiếu hẳn ánh sách của văn hóa khoa học. Đây là một điều thực tế đã hạn chế rất nhiều khả năng cống hiến cua họ và đã góp phần đắc lực vào việc kìm hãm, áp bức họ.

Kết luận

Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm - đấy là hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Và đấy là những truyền thống đã hình thành ổn định trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Những người phụ nữ Việt Nam hiện đại mang trong mình truyền thống đó và ngày càng tự giác phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Khẳng định điều này, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt-nam đã tặng danh hiệu “Dũng cảm, đảm đang chống Mỹ cứu nước” cho thế hệ phụ nữ Việt-nam hiện đại. Và Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng đã tuyên dương danh hiệu “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” cho phụ nữ toàn miền Nam.

Trong thời đại phát triển hiện nay, chính những phẩm chất tinh thần ấy đã tạo ra một sức mạnh mới cho người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh xây dựng đất nước. Phụ nữ Pháp đã nói với phụ nữ Việt Nam: “Cảm ơn gương sáng của các bạn đã làm cho danh từ “phẩm chất” giữ được trọn vẹn ý nghĩa thực sự của nó”[3]. Phụ nữ Lào cũng đã nhận xét: “Những thành tích to lớn và vẻ vang của chi em phụ nữ Việt Nam là một tấm gương quí báu và sự cổ vũ to lớn, động viên phụ nữ chúng tôi quyết tâm, dũng cảm trong đấu tranh vì sự tiến bộ của mình”[4]

Những ý kiến trên đây là xuất phát từ sự nhận thức của các bạn quốc tế về phẩm chất tinh thần truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Mọi người đều biết rõ: về nhiều mặt, phụ nữ Việt Nam còn đang gặp những khó khăn trở ngại, còn đang có những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Nhưng chính là, với những phẩm chất tinh thần đặc sắc của mình, phụ nữ Việt Nam đã được phụ nữ thế giới ca ngợi, đã được xem như một trong những hình tượng đẹp đẽ và trong sáng và thế giới cách mạng.

Với tinh thần dân tộc và ý thức độc lập tự chủ mạnh mẽ, với bản sắc dân tộc đậm đà, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp thực sự to lớn trong suốt tiến trình lịch sử xã hội Việt Nam đối với sợ phát triển dân tộc Việt Nam đã quy định đặc thù của người phụ nữ Việt Nam. Đó là những yếu tố rất cơ bản, những yếu tố cội nguồn để phụ nữ Việt Nam cùng với cả dân tộc mình khắc phục những nhược điểm và khó khăn, phát huy những ưu điểm và thuận lợi, nhằm đẩy mạnh đổi mới đất nước, tăng cường khả năng để không những hòa nhập mà còn đóng góp vào sự tiến bộ của thế giới ở thế kỷ XXI.

2
0
bộ tộc mixi
11/04/2020 21:44:34

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:

- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.

- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
 

1
0
bộ tộc mixi
11/04/2020 21:45:13
có thể hình dung ra ba con người khác nhau, nhưng thống nhất, tập trung ở người phụ nữ Việt Nam, tương ứng với ba vai trò truyền thống của họ trong động sản xuất, trong đấu tranh xã hội và trong xây dựng gia đình. Nhìn vào người phụ nữ Việt Nam, chúng ta sẽ thấy hiện ra ba con người rõ nét nhất: Người lao động, Người nội trợ và Người chiến sĩ. Những hình ảnh khác - Người nghệ sĩ, Nhà chính trị ... mờ nhạt hơn, hoặc đồng nhất hoá vào đấy, hoặc tách riêng ra. Và đó là những hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa cũng như nay, nhưng nhất là ngày nay.
1
0
bộ tộc mixi
11/04/2020 21:45:38

1.Con người lao động:

Con người lao động trong người phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đặc sắc nhất định, kết tinh từ trong vai trò của nó trên tiến trình của lịch sử Việt Nam. Làm nên những thuộc tính ấy, có vai trò quan trong hàng đầu của những người phụ nữ nông dân trong hàng nghìn năm của thời đại dựng nước và giữ nước. Đấy là những người đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp đầu tiên do những người phụ nữ lao động từ thời nguyên thuỷ gây dựng, phát huy và truyền tới những người phụ nữ nông dân trong thời cận đại và hiện đại – những người đang cùng với những nữ công nhân, viên chức và phụ nữ lao động trí óc, họp thành đội ngũ những người lao động ngày nay.

Đấy là những người từ hàng nghìn năm xưa và cho mãi đến bây giờ, vẫn gắn bó với một nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới, mà hoạt động quan trọng nhất là nghề trồng lúa nước. Chỉ cho đến gần đây, vấn đề công nghiệp hoá mới được đặt ra ở Việt Nam, nhưng nhịp độ và đặc tính của nó cũng vẫn phản ánh vị trí và qui mô của nền sản xuất nông nghiệp, trong hệ thống kinh tế chung.

Nói đến người phụ nữ lao động Việt Nam chủ yếu là nói đến những người phụ nữ nông dân ấy. Không phải ngẫu nhiên mà ở tất cả các trường hợp cần biểu hiện người phụ nữ Việt Nam một cách cô đúc, điển hình nhất, việc lựa chọn hình tượng người phụ nữ nông dân lại chiếm một tỉ số cao ở Việt Nam. Cho nên trước khi tính toán đến sự cải tiến, biến đổi cốt cách của con người lao động trong người phụ nữ Việt Nam, cần trước tiên xem xét một số thuộc tính đặc sắc đã hình thành và ổn định, trên cơ sở những phong thái làm ăn của người phụ nữ nông dân, trong con người phụ nữ lao động Việt Nam.

Cùng với hiện tượng thường xuyên của lịch sử hàng nghìn năm cũ là người đàn ông phải rời tay cày bừa để cầm lấy vũ khí, với một tinh thần hoàn toàn chủ động, một thái độ bình thản như không có gì tự nhiên hơn, người phụ nữ đã đảm nhiện lấy công việc sản xuất nông nghiệp của xã hội:

“Tháng Chạp là tiết trồng khoai,

Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.

Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,

Tháng Tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi.

Tháng Năm gặt hái vừa rồi,

Giời đổ mưa xuống nước trôi đầy đồng. Anh ơi giữ lấy việc công,

Để em cày cấy mặc lòng em đây”.

Việc trồng lúa nước ở Việt Nam trong điều kiện thiên nhiên và kỹ thuật từ trước đến nay, vẫn là một thứ lao động phức tạp và vất vả. Chân lấm tay bùn, giãi nắng dầm mưa, đời này qua đời khác, người phụ nữ Việt Nam là người rất giỏi chịu đựng gian khổ, khó khăn và hết sức cần cù, tỉ mỉ. Sống chết với quê hương làng xóm, bám chặt lấy ruộng vườn, nghề nghiệp, người phụ nữ lao động Việt Nam còn là những người làm việc rất bền bỉ, dẻo dai, có tinh thần kiên trì, nhẫn nại rất cao. Bị thống trị và bóc lột nặng nề, lại gặp hoàn cảnh chiến tranh và thiên nhiên phá phách, trong cuộc sống cơ hàn dai dẳng, những người phụ nữ Việt Nam đã có một tinh thần làm chủ, một ý thức cộng đồng, đồng thời họ cũng là những người rất căn cơ tằn tiện, tính toán cẩn thận, chi ly.

Đấy là những người lao động đảm đang. Và chúng ta hiểu tinh thần đảm đang ở đây có nội dung thiên về mặt ráo riết đối phó với những khó khăn, gắng sức khai thác, vẫy vùng trong một hoàn cảnh chật hẹp để tạo ra những của cải vật chất và tinh thần, để vươn lên trên những điều kiện phần lớn có ý nghĩa tiêu cực. Ở đây, không có những sức bao quát rộng rãi, không có những sáng tạo hàng loạt, to lớn. Không có phong thái ung dung đĩnh đạc mà khẩn trương của một lối làm ăn qui mô, với nhiều thuận lợi về tự nhiên và kỹ thuật. Sự sắc sảo ở đây mang tính chất đối phó trong hoàn cảnh vượt khó nhiều hơn. Hoàn cảnh lao động của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hàng nghìn năm, dưới thời Pháp thống trị gần trăm năm là như thế. Mà hoàn cảnh lao động của những người phụ nữ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước khôngqua thời kỳ chủ nghĩa tư bản cũng có những điều gần giống như thế.

2
0
bộ tộc mixi
11/04/2020 21:46:08

B.Những phẩm chất tiêu cực

Chế độ phong kiến cùng với lễ giáo Khổng Mạnh và chế độ tôn pháp không những đã áp bức, bóc lột, gò bó, kìm hãm phụ nữ mà còn là chế độ coi khinh và làm nhục phụ nữ. Chính vì thế từ cuối thế kỷ XV trở đi đã dấy lên phòng trào phản kháng của phụ nữ chống phong kiến với một tư thế dũng cảm, ý chí quyết liệt và hành động tích cực.

Để đáp lại thuyết “nam tôn nữ ty” phong kiến là những lời lẽ trào động dân gian:

“Ba đồng một mớ đàn ông,

Đem bỏ vao lồng cho kiến nó tha.

Ba trăm một mụ đàn bà.

Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi!”

Phản bác lại mệnh lệnh “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là câu ví sắc sảo:

“Một trăm con trai không bằng lỗ tai con gái”

Cự tuyệt lời dụ dỗ đường mật của bọn quyền quý:

“Ăn góc quả hồng, ăn cạnh quả hồng

Còn hơn ăn cả chùm sung chát sì”

là lời tuyên bố dứt khoát và thông minh:

“Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng!”

Trả lời câu quyết rũ xỏ xiên:

“Một đêm quân tử nằm kề,

Còn hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm”

là thái độ dửng dưng mà đằm thắm tuyệt đẹp:

“Chồng ta áo rách ta thương,

Chồng người áo gấm xông hương mặc người!”

Đó là sự phản ánh hành động phản kháng quyết liệt chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến của những phụ nữ đương thời. Tuy nhiên, do trải qua hàng nghìn năm thống trị của chế độ phong kiến cũng đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với người phụ nữ.

Trong hàng nghìn năm bị gạt ra khỏi cuộc sống xã hội, mặc dầu cố vươn lên như bông sen, lá súng ngoi khỏi bùn nước để trổ ra với trời mây, nhưng mất địa vị tương xướng với vai trò của mình, bị cả một chế độ với những áp lực nặng nề bao vây, lại thêm ảnh hưởng dai dẳng của mấy chữ “tòng”, chữ “hiếu”, trong những con người phụ nữ xưa, dần dần cũng tồn tại tư tưởng an phậntự ti, thái độ cam chịu và thụ động. Hạt mưa, tấm lụa là hình ảnh người phụ nữ xưa thường so sánh với thân phận của mình:

“Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

“Thân gái như hạt mưa sa

Hạt rơi gác tía, hạt ra ngoài đồng!”

Cuộc sống tù túng chật hẹp trong các gia đình, hằng ngày phải va chạm với nhiều việc không tên: thu vén từng cọng rơm cái rác để đun một nồi cơm nhỏ, nuối lấy vài ba con gà nhưng chẳng may lại có một con… bị mất, người phụ nữ xưa có phần bị bó lại trong những tính toán thiển cận, thái độ hẹp hòi, nhiều khi bị đắm đuối vào ngay những xích mích nông nổivụn vặt giữa những người cùng giới và cùng chung cảnh ngộ với nhau. Có khá nhiều trường hợp người phụ nữ phải mất hầu trọn tâm tư và tài trí của mình vào giải quyết mối quan hệ vợ cả vợ lẽ, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng,… trong khuôn khổ chật hẹp của các gia đình xưa.

“Em chồng ở với chị dâu,

Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày!”

“Chị em dâu như bàu nước lã”.

Cũng vì bị cấm cửa đối với xã hội, không được học hành, lại bị vây hãm trong một chế độ trì trệ, các thế hệ phụ nữ giữa “đêm trường trung cổ” không thể nào mở mang trí tuệ, nên nhiều khi suy nghĩ và hành động lúng túng trong bóng tối của mê tín dị đoan, sự hiểu biết nhiều khi nông cạn, thiếu hẳn ánh sách của văn hóa khoa học. Đây là một điều thực tế đã hạn chế rất nhiều khả năng cống hiến cua họ và đã góp phần đắc lực vào việc kìm hãm, áp bức họ.

Kết luận

Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm - đấy là hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Và đấy là những truyền thống đã hình thành ổn định trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Những người phụ nữ Việt Nam hiện đại mang trong mình truyền thống đó và ngày càng tự giác phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Khẳng định điều này, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt-nam đã tặng danh hiệu “Dũng cảm, đảm đang chống Mỹ cứu nước” cho thế hệ phụ nữ Việt-nam hiện đại. Và Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng đã tuyên dương danh hiệu “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” cho phụ nữ toàn miền Nam.

Trong thời đại phát triển hiện nay, chính những phẩm chất tinh thần ấy đã tạo ra một sức mạnh mới cho người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh xây dựng đất nước. Phụ nữ Pháp đã nói với phụ nữ Việt Nam: “Cảm ơn gương sáng của các bạn đã làm cho danh từ “phẩm chất” giữ được trọn vẹn ý nghĩa thực sự của nó”[3]. Phụ nữ Lào cũng đã nhận xét: “Những thành tích to lớn và vẻ vang của chi em phụ nữ Việt Nam là một tấm gương quí báu và sự cổ vũ to lớn, động viên phụ nữ chúng tôi quyết tâm, dũng cảm trong đấu tranh vì sự tiến bộ của mình”[4]

Những ý kiến trên đây là xuất phát từ sự nhận thức của các bạn quốc tế về phẩm chất tinh thần truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Mọi người đều biết rõ: về nhiều mặt, phụ nữ Việt Nam còn đang gặp những khó khăn trở ngại, còn đang có những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Nhưng chính là, với những phẩm chất tinh thần đặc sắc của mình, phụ nữ Việt Nam đã được phụ nữ thế giới ca ngợi, đã được xem như một trong những hình tượng đẹp đẽ và trong sáng và thế giới cách mạng.

Với tinh thần dân tộc và ý thức độc lập tự chủ mạnh mẽ, với bản sắc dân tộc đậm đà, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp thực sự to lớn trong suốt tiến trình lịch sử xã hội Việt Nam đối với sợ phát triển dân tộc Việt Nam đã quy định đặc thù của người phụ nữ Việt Nam. Đó là những yếu tố rất cơ bản, những yếu tố cội nguồn để phụ nữ Việt Nam cùng với cả dân tộc mình khắc phục những nhược điểm và khó khăn, phát huy những ưu điểm và thuận lợi, nhằm đẩy mạnh đổi mới đất nước, tăng cường khả năng để không những hòa nhập mà còn đóng góp vào sự tiến bộ của thế giới ở thế kỷ XXI.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K