Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM của thế hệ trẻ ngày nay

Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, với những hiểu bt về xã hội em hãy viết 1 đoạn văn (ko quá 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM của thế hệ trẻ ngày nay.
  Giúp mình vs nha đang cần gấp. Cảm ơn mọi người❤

5 trả lời
Hỏi chi tiết
774
1
1
hiếu
12/04/2020 08:34:44

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
︵✿ℒâℳ‿✿
12/04/2020 08:36:10

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

1
1
Vũ Du
12/04/2020 08:37:54

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin tưởng, dành cho thanh niên sự quan tâm sâu sắc và tình cảm thiết tha nhất. Người cho rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Người đã sáng lập ra Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và dưới tình thương yêu bao la, sự dìu dắt của Người, Đoàn đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình cảm, lòng thương yêu và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ là chỗ dựa vững chắc cho các thế hệ thanh niên Việt Nam phấn đấu vươn lên. Những anh, chị: Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm... chính là đại diện tiêu biểu của lớp lớp thanh niên đã thấm nhuần lời dạy của Bác, luôn nêu cao tư tưởng, đạo đức cách mạng trong sáng, sống, cống hiến hết mình cho Tổ quốc và nhân dân.

Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là một di sản vô cùng to lớn và quý báu của toàn Đảng, toàn dân. Với thanh niên, đó luôn là động lực và nguồn cảm hứng tươi mới để tuổi trẻ noi gương, học tập, phấn đấu vươn lên, là ngọn lửa thôi thúc, thắp sáng ước mơ và nỗ lực của tuổi trẻ đang ra sức lao động, học tập, rèn luyện, tích lũy tri thức, góp công, góp sức đưa đất nước chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên sánh vai cùng các nước trên thế giới. Nhân sinh quan Hồ Chí Minh chính là bài học, kinh nghiệm và định hướng giúp thanh niên suy nghĩ và hành động đúng đắn, đứng vững và trưởng thành trước tác động của cơ chế thị trường. Học tập và làm theo lời Bác chính là vinh dự và trách nhiệm của tuổi trẻ, là điều kiện để phát triển, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong thanh niên thời kỳ mới.

1
1
bảo ngọc
12/04/2020 08:40:27
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Cả cuộc đời và sự nghiệp của mình, Người đã hy sinh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc,tự do và hạnh phúc của nhân dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc trên toàn thế giới.
Đó là biểu hiện tập trung nhất của đạo đức cách mạng, Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô giá.Đó là hệ thống quan điểm về một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng, và bản thân Người là một tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng.

          Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về nội dung cơ bản cũng như giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự lan tỏa, chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Người trong toàn xã hội, đặc biệt là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh, thậm chí có cả các em nhỏ, cụ già nhiệt tình tham gia… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng.
          Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người chân chính, bình thường, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành một người lãnh đạo tốt, một cán bộ tốt, một đảng viên tốt, một người công dân tốt. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phải xuất phát từ “chữ tâm”. Điều này trước hết xuất phát từ tấm lòng yêu kính Bác, một con người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân, cho chính chúng ta. Mặt khác, mục đích của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác còn vì mục đích là để “làm người”, để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, toàn tâm, toàn ý “phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
           Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Toàn Đảng, toàn dân ta đang sôi nổi thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chính là tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng như căn dặn của Bác trong Di chúc: “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng. Gắn tính tự giác học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân với sự đôn đốc, kiểm tra giám sát của tổ chức Đảng và nhân dân. Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
          Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta dù ở chức danh, địa vị nào xin hãy chớ vội nghĩ đến những gì to tát, cao xa mà trước hết hãy bắt đầu ngay từ những gì nhỏ bé nhất, đời thường nhất, như những câu truyện nhỏ về việc tuân thủ kỷ luật của Bác mà ai cũng có thể học và làm theo. Thiết nghĩ, Trong Nhà trường mỗi cán bộ, đảng viên, thường xuyên cập nhật và nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tự rèn luyện đạo đức cách mạng, chống quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư tự lợi, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, thẳng thắn, trung thực, và tận tụy mọi công việc không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị. Trong nhiệm vụ chuyên môn, luôn tích cực và tự giác trong việc thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, nâng cao tính chuyên nghiệp, tính thực tiễn trong công việc, thường xuyên chia sẻ lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn, động viên, giúp đỡ trên tinh thần xây dựng cho đồng chí, đồng nghiệp cùng tiến bộ, thẳng thắn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực. Đặc biệt, đối với đội ngũ giảng viên phải nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của đồng nghiệp, của học viên, thẳng thắn nhìn nhận, sửa chữa khắc phục hạn chế của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong những năm vừa qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức và nội dung được nâng lên và đi vào cuộc sống, đang trở nên thiết thực hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay một số cán bộ, đảng viên còn xem nhẹ việc “học tập và làm theo” tư tưởng đạo đức của Người. Thậm chí một số cán bộ thoái hóa, biến chất, thiếu tu dưỡng, rèn luyện nên khuyết điểm thì nhiều mà ưu điểm lại ít, đi ngược lại tư tưởng đạo đức của Bác. Trong thực tế, ai cũng có thể biết câu nói của Bác về tính tiên phong của người đảng viên là: “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; về đạo đức cách mạng: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; về ý thức phục vụ nhân dân: “ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác”; về công tác vận động quần chúng: “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; với đồng chí: “phải thương yêu lẫn nhau”“giữ gìn đoàn kết nội bộ như giữ gìn con ngươi của mắt mình”… Nhưng, rất tiếc những điều đó thực sự chưa trở thành “hành động”cụ thể trên thực tế của một số người. Từ những lời nói, những việc làm hết sức đơn giản, đời thường Bác đã dạy chúng ta một bài học sâu sắc về cách sống, cách làm người và nhất là bài học về sự gương mẫu chấp hành quy tắc, luật lệ chung.
Mỗi chúng ta hằng ngày chỉ cần dành ít thời gian đọc lại và suy ngẫm những lời dạy bảo, những câu chuyện, những bài viết, bài nói chuyện và những việc làm của Bác, để học tập và làm theo tấm gương đạo đức mẫu mực của Người là cách tốt nhất để mỗi chúng ta tự rèn luyện mình trở thành người cán bộ, đảng viên thật sự trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu. để góp phần sự thành công chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1
1
con cá
12/04/2020 08:43:26

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo