Tỉ lệ mol B: OA là 2:
P2O5 + 2NaOH +H2O ->2NaH2PO4
Oxit bazơOxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
Ví dụ:
- CaO: bazơ tương ứng là canxi hidroxit Ca(OH)2
- CuO: bazơ tương ứng là đồng hidroxit Cu(OH)2
- Fe2O3: bazơ tương ứng là Fe(OH)3
- Na2O : bazơ tương ứng là NaOH
Một vài tính chất của Oxit bazơ như sau
Tác dụng với nước: Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
Công thức: R2On + nH2O —> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R).
R(OH)n tan trong nước, dung dịch thu được ta gọi chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm (dung dịch bazơ tan). Các dung dịch bazơ này thường làm giấy quì tím chuyển sang màu xanh và làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
Tác dụng với axit: Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit (Thường là HCl hoặc H2SO4) tạo thành muối và nước.
Công thức: Oxit bazơ + Axit —> Muối + H2O
Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (tan được trong nước).
Công thức: Oxit bazơ + Oxit axit —-> Muối
Ngoài ra, còn có oxit lưỡng tính và oxit trung tính
- Oxit lưỡng tính: là oxit có thể tác dụng với axit hoặc bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3,ZnO
- Oxit trung tính: là oxit không phản ứng với nước để tạo ra bazơ hay axit nhưng oxit này không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.Ví dụ: Cacbon monoxit, Nitơ monoxit,..
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXITTính chất của oxit axit: gồm 3 tính chất
Khi oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng
Cách viết: oxit axit + H2O-> axit
Ví dụ: SO2 + H2O <=>H2SO3
CO2 + H2O <=> H2CO3
Chỉ có bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ mới tác dụng được với oxit axit. Cụ thể là 4 bazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
Cách viết: oxit bazơ + bazơ -> muối + H2O
Ví dụ: CO2 + KOH -> K2CO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 -> BaSO3 + H2O
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối
————( Na2O, CaO, K2O, BaO)——(CO2, SO2)
Tính chất hoá học của oxit bazơ: gồm 3 tính chất
Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4 oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.
Cách viết: R2On + nH2O -> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R)
R(OH)n tan trong nước, dd thu được ta gọi là chung là dd bazơ hay dd kiềm
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (hay còn gọi là dd kiềm)
Ví dụ: BaO + H2O -> Ba(OH)2
Na2O + H2O -> NaOH
Đa số các oxit bazơ đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O
Ví dụ: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O
——-Canxi oxit—-axit clohidric—-muối canxi clorua
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O
Sắt(III)oxit———axit sunfuric—————sắt sunfat
Chỉ một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối
————( Na2O, CaO, K2O, BaO)——(CO2, SO2)
CÁCH GỌI TÊN OXIT- Đối với kim loại, phi kim chỉ có một hoá trị duy nhất
Cách gọi tên oxit như sau: tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Ví dụ:
K2O: Kali oxit
NO: Nito oxit
CaO: Canxi oxit
Al2O3: Nhôm oxit
Na2O: Natri oxit
- Đối với kim loại có nhiều hoá trị
Cách gọi tên như sau: tên oxit = tên kim loại ( hoá trị ) + oxit
Ví dụ:
FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3: sắt (III) oxit
CuO: đồng (II) oxit
- Đối với phi kim loại có nhiều hoá trị
Cách gọi tên như sau:
Tên oxit = ( tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim ) tên phi kim + ( tiền tố chỉ số nguyên tử oxit ) oxit
Cụ thể: tiền tố mono là -1; tiền tố đi là -2; tiền tố tetra là -4; tiền tố penta là -5, tiền tố hexa là -6; tiền tố hepta là -7; tiền tố octa là -8.