Câu 1: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là:
A. hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. làm hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau 1954 là:
A. đấu tranh đòi Mĩ chấm dứt chiến tranh.
B. chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 3 : Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt là gì”?
A. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
B. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
D. “Bình định” toàn bộ miền Nam.
Câu 4 : Sau thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam, Mĩ chuyển
sang chiến lược chiến tranh nào?
A.“Chiến tranh đơn phương”.
B.“Chiến tranh đặc biệt”.
C.“Chiến tranh cục bộ”.
D.“Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 5:Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) quân
dân miền Nam đã nổi dậy và tiến công trên ba vùng chiến lược nào?
A. Rừng núi, nông thôn, đô thị
B. Nông thôn, đô thị, đồng bằng.
C. Rừng núi, nông thôn, đồng bằng.
D. Rừng núi, nông thôn – đồng bằng, đô thị.
Câu 6: Pháp rút quân khỏi Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ khi chưa thực hiện điều
khoản nào?
A. Để lại quân đội ở Miền Nam.
B. Để lại cố vấn và chuyên viên quân sự.
C. Không hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Bắc - Nam.
Câu 7 : Vai trò của cách mạng miền Nam được xác định trong Đại hội toàn quốc lần III
(9/1960) của Đảng là:
A. miền Nam là tuyền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng miền Bắc.
B. miền Nam là tuyền tuyến, có vai trò cơ bản nhất.
C. miền Nam là tuyền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp.
D. miền Nam là tuyền tuyến, là hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc.
Câu 8 : Vai trò của cách mạng miền Bắc được xác định trong Đại hội toàn quốc lần III
(9/1960) của Đảng là:
A. miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định gián triếp.
B. miền Bắc là hậu phương, có vai trò cơ bản nhất.
C. miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp.
D. miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
Câu 9 : Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của “Chiến
tranh đặc biệt” là:
A. lập các “khu trù mật”.
B. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
C. chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
Câu 10 : Đầu năm 1955, khi đã đứng vững ở miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình
Diệm đã mở chiến dịch nào?
A. “tố cộng”, “diệt cộng”
B. “bài phong”, “đả thực”, “diệt cộng ”.
C. “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”.
D. “thà bắn nhầm hơn bỏ sót”.
Câu 11: Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây?
A. Kế hoạch Stalây –Taylo.
B. Kế hoạch Johnson Mac-namara.
C. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.
D. Kế hoạch Na-va.
Câu 12: Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?
A. Đại hội lần thứ I.
B. Đại hội lần thứ II.
C. Đại hội lần thứ III.
D. Đại hội lần thứ IV.
Câu 13 : "Chiến tranh đặc biệt" là loại hình chiến tranh nào?
A. Ngoại giao.
B. Kinh tế.
C. Thực dân kiểu cũ.
D. Thực dân kiểu mới.
Câu 14 : Mục đích của Mĩ trong việc thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam là
A. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh.
B. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ -ne-vơ mà Pháp chưa thi hành.
C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
D. thực hiện ý đồ kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương của Mĩ.
Câu 15: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình nước ta sau khi Hiệp định Giơ -ne-vơ năm
1954 về vấn đề Đông Dương được kí kết là
A. Pháp chấm dứt chiến tranh và các hành động quân sự với 3 nước Đông Dương.
B. đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
C. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
D. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
Câu 16 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ cách mạng của 2 miền
Nam-Bắc sau Hiệp định Giơ -ne-vơ
A. đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất.
C. miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương, khôi phục kinh tế.
D. miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
Câu 17 : Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam
A. làm thất bại hoàn toàn chính sách “ tố cộng, diệt cộng” của Mĩ – Diệm.
B. chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
C. dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 18: Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh đặc
biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam
A. Đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ.
B. Đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam.
C. Dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” trên khắp miền Nam.
D. Chứng minh quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại Chiến tranh đặc biệt” của
Mĩ.
Câu 19 : Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-
1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do
A. đã có lực lượng chính trị lớn mạnh.
B. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.
C. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
D. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
Câu 20: Vì sao sau hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nhân dân ta không thể tiến hành
Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước?
A. Mĩ phá hoại hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
B. Đồng bào 2 miền khó khăn trong việc đi lại để tham gia Tổng tuyển cử.
C. Thiếu một ủy ban quốc tế để giám sát.
D. Hậu quả cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm cản trở kế hoạch của ta.
Câu 21 : “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam trong
A. Phong trào Đồng khởi 1959-1960.
B. Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược 1961-1965.
C. Đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Pari
D. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ- Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
Câu 22 : Giải thích thế nào về “Ấp chiến lược”?
A. Là nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.
B. Là một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân.
C. Là một mô hình xây dựng kinh tế - xã hội do Mĩ trực tiếp quản lí ở vùng đô thị miền Nam.
D. Là một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa
chủ- tư sản hóa ở miền Nam phát triển, làm chỗ dựa xã hội cho chính quyền Diệm.
Câu 23: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu
nước là gì?
A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
C. tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc.
D. đánh Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng
Khởi”(1959-1960) ở miền Nam Việt Nam?
A. Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
B. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
C. Đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960).
Câu 25 : Thắng lợi của quân và dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ đã chứng tỏ điều gì?
A. Sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam.
B. Vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc.
C. Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng.
D. Sự phát triển của lực lượng vũ trang miền Nam.
--------------Hết-----------------
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |