Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là quan hệ cùng loài

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.384
0
0
_Trmkhanh
13/04/2020 17:37:22
Câu 22: Quan hệ cùng loài là các sinh vật cùng loài sống gần nha, liên hệ với nhau, hình thành nên nhòm cá thể
Câu 23: Quan hệ khác loài là trong mối quan hệ, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau
Câu 24: Quy luật tác động tổng hợp:
Môi trường gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn tác động qua lại, sự biến đổi của 1 nhân tố này dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhân tố đó. Tất cả các yếu tố đều gán bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái.
Câu 25: Quy luật giới hạn sinh thái:
Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống hoặc hoạt động.  Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại được.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
_Trmkhanh
13/04/2020 17:41:20
Câu 26: 

Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ thể, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Ví dụ như nhiệt độ không khí tăng đến 400 – 50 0C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con vật.

Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không được thỏa  mản  thì  chúng  sẽ chết  hoặc khó  có  khả  năng  phát  triển. Ví  dụ loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn thành thục sinh sản chúng sống ở biển khơi và sinh sản ở đó, giai đoạn đẻ trứng và trứng nở ở nơi có nồng độ muối cao (32 – 36 0/00), độ pH = 8, ấu trùng cũng sống ở biển, nhưng sang giai đoạn sau ấu trùng (post-larvae) thì chúng chỉ sống ở những nơi có nồng   độ muối thấp (10 – 250/00) (nước lợ) cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di chuyển đến nơi có nồng độ muối cao.

0
0
_Trmkhanh
13/04/2020 17:50:35
Câu 27: Trong mối quan hệ tương hổ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó.

Câu 28: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng khôn gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sin sản tạo ra những thế hệ mới

Câu 29: Những đặc trưng cơ bản của quần thế:
- Tỉ lệ giới tính
- Thành phần nhóm tuổi
- Mật độ quần thể

Cau 30: 
- Các nhân tố của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chêt. Khi đó, mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng 
0
0
_Trmkhanh
13/04/2020 19:18:43
Câu 31: Mật độ cá thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất vì ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể. 

Câu 32: Các cá thể trong quần có các mối quan hệ :
- Quan hệ hỗ trợ: sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
- Quan hệ cạnh tranh: quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.
 
Câu 33:
- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân....
- Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất là hai con. Nhờ vậy, con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay gắt so với các quần thố sinh vật khác.
- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cái tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng, làm mưa....) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm được.
 
0
0
_Trmkhanh
13/04/2020 19:21:37
P/S:
Câu 29: Những đặc điểm của quần thể: 
Quần thể mang những điểm đặc trưng về giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể,.. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thưc ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư