Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi

Câu 1: Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi

Câu 2 :

a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

b, Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

Câu 3: Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh và cho biết:

a, Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b, Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c, Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "anh trai tôi" của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4: Em hiểu ntn về đoạn kết của truyện "Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy"? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?

Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu,...)?

Câu 6: Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?

Câu 7: Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em biết hoặc được nghe kể lại.

Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Câu 1: Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý theo hai câu hỏi sau:

a, Theo em, Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.

b, Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

Câu 2:Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây:

- Đó là một đêm trăng như thế nào?

- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng...?

- Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào?

Câu 3: Lập dàn ý cho một bài văn miêu tả quang cảnh chợ hoa ngày Tết?

Vượt  thác (Võ Quảng)

Câu 1: Căn cứ vào tên bài văn để xác định chủ đề? Đoạn nào trong bài văn tập trung thể hiện chủ đề này? Các đoạn khác có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề?

Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Câu 3: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như "một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh".

Câu 4: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Câu 5: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?

Câu 6: Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Câu 7: Hãy viết cảm tưởng của em khi đọc đoạn thơ của Tố Hữu trong phần Đọc thêm – SGK Ngữ văn 6-Tập 2?

So sánh (Tiếp theo)

Câu 1: Tìm một số từ chuyên dùng trong so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng

Câu 2: Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Câu 3: Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh được giới thiệu.

Câu 4: Tìm và phân loại các phép so sánh trong các câu sau:

 

Phép so sánh

Kiểu so sánh

 

a

Cờ như mắt mở thức thâu canh

Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh

 

b

 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

 

c

 

Rắn như thép, vững như đồng

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

 

d

 

Đẹp như hoa hồng

Cứng hơn sắt thép

 

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.


MỌI NGƯỜI GIẢI GIÚP MÌNH NHA MÌNH ĐĂNG CẦN GẤP LẮM 10H PHẢI NỘP RÙI
 

10 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.981
3
0
toán IQ
12/04/2020 20:57:57

Chủ đề của tác phẩm là:

– Ca ngợi tài năng và lòng nhân hậu của bé Kiều Phương.

– Sự tự thức tỉnh của người anh để hoàn thiện nhân cách của mình.

– Ca ngợi tình cảm gia đình, cụ thể hơn là tình cảm anh em.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
toán IQ
12/04/2020 20:58:27

a, Nhân vật chính trong truyện là: người anh trai

Sở dĩ em cho đó là nhân vật chính là vì: câu chuyện được nhìn dưới góc nhìn của người anh trai, tập trung làm rõ sự thay đổi tâm lý của người anh trước bức tranh của em gái mình.

b, Truyện được kể theo lời của nhân vật: người anh

Việc lựa chọn vai kể có tác dụng: Khiến cho câu chuyện trở nên chân thật, gần gũi hơn với người đọc.

3
0
toán IQ
12/04/2020 20:59:06

a, – Từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, tâm trạng của người anh là: thấy em gái phiền phức và tinh nghịch.

– Khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, tâm trạng của người anh là: cảm thấy không thể thân với em như trước kia được nữa.

– Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày, tâm trạng của người anh là: ngỡ ngàng, hãnh diện và sau đó là xấu hổ.

b, Sau khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa là vì: người anh cảm thấy bản thân thua kém em, cảm thấy không được mọi người yêu quý bằng em gái mình nên ghen tị.

c, Tâm trạng người anh diễn biến từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và cuối cùng cảm thấy xấu hổ là vì: người anh không nghĩ là em gái lại vẽ mình, sau đó hãnh diện vì mình có một người em tài năng và rất yêu quý anh trai nhưng cuối cùng người anh xấu hổ vì bản thân đã quá ích kỉ.

3
0
toán IQ
12/04/2020 21:00:10
câu4
Người anh có nét tính cách trẻ con, hồn nhiên của một cậu bé, tuy nhiên ở người anh này có cả tình cảm đáng quý dành cho em gái, vừa là yêu thương vừa là trân trọng và khâm phục. Người anh còn là người biết nhận ra lỗi sai của mình để khắc phục nó.
2
0
toán IQ
12/04/2020 21:00:50
câu5
Cô em gái là một cô bé có tài năng hội họa, là một cô bé đáng yêu, đặc biệt là rất yêu quý anh trai mình. Tính cách nhân hậu, lòng độ lượng của cô bé đặc biệt khiến em cảm mến, sự độ lượng ấy đã giúp người anh nhận ra cái sai của mình.
2
0
toán IQ
12/04/2020 21:01:11
câu6

Ý nghĩa được lựa chọn phù hợp với bức tranh “Anh trai tôi” là:

– Tập trung thể hiện tài năng của Kiều Phương

– Tập trung thể hiện lòng nhân hậu của Kiều Phương

– Tập trung thể hiện tình cảm của Kiều Phương đối với anh trai

– Tạo sự bất ngờ cho người đọc

– Tạo sự bất ngờ cho nhân vật người anh trai

– Làm cho câu chuyện kết thúc có hậu

2
0
toán IQ
12/04/2020 21:01:32

câu7
Lòng ghen ghét, đố kị không phải là của riêng nhân vật người anh trong tác phẩm mà thói xấu phổ biến của con người. Con người vì đố kị mà có thể đặt điều, nói xấu thậm chí làm hại lẫn nhau.

 

2
0
toán IQ
12/04/2020 21:03:36
caau1 p2

a) - Kiều Phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu.

- Hình ảnh :

+ Ngoại hình : nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu.

+ Lời nói : rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác.

+ Hành động : luôn hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc.

b) Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị. Hình ảnh người anh trong bức tranh của Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên. bức tranh đã làm cho người anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa.

 

2
0
toán IQ
12/04/2020 21:04:07
câu 2 p2
- Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
- Thân bài: Kể và tả chi tiết:
+ Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)
+ Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)
+ Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
2
0
toán IQ
12/04/2020 21:04:59

Câu 3 p2 :

a) Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây :

- Đó là một đêm trăng như thế nào ? (nhận xét)

- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu : bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng, ... ? (quan sát)

- Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào ? (so sánh, tưởng tượng)

b) Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy.

Dàn ý 

- Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian ngắm trăng.

- Thân bài : Miêu tả đêm trăng

+ Bầu trời đêm

+ Vầng trăng

+ Cây cối

+ Nhà cửa, đường phố

- Kết bài : Cảm nghĩ về đêm trăng

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×