Bài 1. Trong các câu dưới đây, những sự vật nào được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào? Nêu tác dụng của các phép nhân hóa đó.
a. Gió đi đâu vắng gió ơi
Để cho cái nóng nung người như rang?
(Thanh Hào)
b. Mưa cũng làm nũng mẹ
Vừa khóc xong đã cười.
(Tô Đông Hải)
c. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh)
d. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy (1). Những thím chích chòe nhanh nhảu (2). Những chú khướu lắm điều (3). Những anh chào mào đỏm dáng (4). Những bác cu gáy trầm ngâm…(5). Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn (6). Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới (7).
(Nguyễn Kiên)
e. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)
f. Từ đây như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, …
(Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Trong câu thơ này , cái nóng đã được nhân hóa
- Cách thức nhân hóa : miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người : " nung"
- Tác dụng : khiến sự vật được miêu tả trở nên sinh động , có hồn, có hành động như con người
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |