Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Virut là gì? nêu cấu tạo của 2 dạng virut dưới đây? Từ đó cho biết virut SARS- Covi-2( gây bệnh Covid 19) thuộc dạng nào trong 2 dạng virut trần và virut vỏ

virut là gì? nêu cấu tạo của 2 dạng virut dưới đây? Từ đó cho biết virut SARS- Covy-2( gây bệnh Covid  19) thuộc dạng nào trong 2 dạng virut trần và virut vỏ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
663
1
1
bộ tộc mixi
13/04/2020 21:58:00
Virus, thường được viết là vi-rút, cũng còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ.
CHI TIẾT HƠN : 

Virus, thường được viết là vi-rút (bắt nguồn từ tiếng Pháp virus /viʁys/),[1] cũng còn được gọi là siêu visiêu vi khuẩn hay siêu vi trùng,[2] là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ.[3] Kể từ bài viết đầu tiên của D. I. Ivanovskiy năm 1892, mô tả về một dạng mầm bệnh không thuộc vi khuẩn mà lây nhiễm vào cây thuốc lá, và sự khám phá ra virus khảm thuốc lá của Martinus Beijerinck năm 1898,[4] cho đến nay có khoảng 5.000 loại virus đã được miêu tả chi tiết,[5] mặc dù vẫn còn có tới hàng triệu dạng virus khác nhau.[6] Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học.[7][8] Khoa học nghiên cứu virus được biết với tên virus học (virology), một chuyên ngành phụ của vi sinh vật học.

Các phần tử (hay hạt) virus (được gọi là virion) được tạo thành từ hai hoặc ba bộ phận: phần vật chất di truyền được tạo nên từ DNA hoặc RNA – những phân tử dài có mang thông tin di truyền, một lớp vỏ protein - được gọi với tên capsid - có chức năng bảo vệ hệ gen và một lớp vỏ bọc bên ngoài làm từ lipid mà bao bọc bên ngoài lớp vỏ protein khi virus ở ngoài tế bào (chỉ có trong một số trường hợp). Hình dạng của virus có sự khác nhau, từ dạng xoắn ốc hay khối hai mươi mặt đều đơn giản cho tới những cấu trúc phức tạp hơn. Một virus có kích thước trung bình vào khoảng 1/100 kích cỡ trung bình của một vi khuẩn. Hầu hết virus đều quá nhỏ nên không thể quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi quang học.

Nguồn gốc của virus trong lịch sử tiến hóa của sự sống không rõ ràng: một số có thể đã tiến hóa từ những plasmid – những đoạn DNA ngắn có khả năng di chuyển giữa các tế bào – trong khi số khác có thể đã tiến hóa từ vi khuẩn. Trong tiến hóa, virus là một phương tiện chuyển gen ngang quan trọng, góp phần gia tăng sự đa dạng di truyền.[9] Virus được công nhận là một dạng sống bởi một số nhà khoa học, do chúng có mang vật chất di truyền, có thể sinh sản và tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên mặt khác chúng lại thiếu những đặc tính thiết yếu (như cấu trúc tế bào) - những điều được công nhận rộng rãi là cần thiết để được coi như sinh vật sống. Bởi vì chỉ có một số chứ không tất cả các phẩm chất cần thiết, nên virus được mô tả như "những sinh vật ở bên lề của sự sống". Tuy nhiên, virus chỉ có thể xâm nhập qua một số tế bào nhất định nhờ có giác bám (gai glycoprotein) của virus bám đặc hiệu lên thụ thể của tế bào chủ.[10]

Virus lây lan theo nhiều cách; virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài côn trùng hút nhựa cây như rệp vừng; trong khi virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn trùng hút máu. Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những vector. Virus cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi, lây lan qua đường phân-miệng và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống. HIV là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là "biên độ vật chủ" (host range); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng những sinh vật khác nhau mà virus có khả năng lây nhiễm.[11]

Sự xâm nhập của virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể được tạo ra bởi vắc-xin, giúp tạo ra miễn dịch chủ động nhân tạo đối với một virus xâm nhiễm nhất định. Tuy nhiên, một số virus, bao gồm những loại gây ra AIDS và viêm gan siêu vi, lại có thể trốn tránh những phản ứng trên và gây ra sự nhiễm bệnh mãn tính. Đa phần các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, dù vậy cũng đã có những loại thuốc kháng virus được phát triển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
toán IQ
13/04/2020 21:58:49
Virus, thường được viết là vi-rút, cũng còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ. 
1
0
bộ tộc mixi
13/04/2020 21:59:27

3. Một số đặc điểm của SARS-CoV-2

Coronavirus mới, ký hiệu bởi WHO là SARS-CoV-2, còn được gọi là virus viêm phổi Vũ Hán vì đây là tác nhân gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), bây giờ được gọi là bệnh COVID-19, bắt đầu xuất hiện và lây lan từ cuối năm 2019. Tính đến ngày 10.02.2020, số ca nhiễm virus đã lên hơn 40.000 người, số người tử vong tăng lên hơn 910. 26 quốc gia đã ghi nhận có người nhiễm chủng virus mới này. Các ca bệnh bên ngoài Trung Quốc cho đến nay là những người hoặc là đã đi ra từ Vũ Hán, hoặc là có tiếp xúc trực tiếp với người đến từ khu vực có bệnh.

3.1. Phát sinh

Phân tích toàn bộ bộ gen cho thấy SARS-CoV-2 là một Betacoronavirus, trong một nhóm khác biệt với các Betacoronavirus liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng ở người (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Nó có sự tương đồng gần giống với Coronavirus ở dơi và có khả năng dơi là nguồn vật chủ chính, nhưng liệu SARS-CoV-2 có được truyền trực tiếp từ dơi hay thông qua một số cơ chế khác (ví dụ, thông qua vật chủ trung gian) vẫn còn đang được tìm hiểu. Động vật được bán để làm thức ăn bị nghi ngờ là nơi chứa hoặc trung gian cho virus vì nhiều người nhiễm bệnh đầu tiên được xác định là công nhân tại Chợ hải sản Hoa Nam, thành phố Vũ Hán.

3.2. Đường lây

Các báo cáo đầu tiên chỉ ra rằng việc truyền từ người sang người là hạn chế hoặc không tồn tại tuy nhiên sự lây truyền từ người sang người đã được xác nhận gần đây. Virus corona chủ yếu lây lan qua các giọt bị bắn ra trong không khí khi một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6 foot (1,8 m) hoặc tiếp xúc gián tiếp với các chất tiết của người bệnh qua đồ vật, môi trường xung quanh. Trong số 41 trường hợp ban đầu, hai phần ba có tiền sử tiếp xúc với Chợ hải sản Hoa Nam.

Một phát hiện mới đây của các bác sĩ ở Thẩm Quyến, Trung Quốc cho thấy sự có mặt của RNA virus Corona trong phân của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Điều này đặt ra giả thuyết loại virus mới này có khả năng lây truyền qua đường tiêu hóa.

Nghiên cứu của tác giả Qun Li và cs đăng trên tạp chí NEJM ngày 29/1/2020 cho thấy hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) của virus SARS-CoV-2 là 2,2. Điều này có nghĩa là một người bị nhiễm virus có thể lây nhiễm cho trung bình 2,2 người khác. Đáng chú ý là trong nghiên cứu này chỉ rất ít trường hợp xảy ra ở trẻ em và gần một nửa số bệnh nhân là người từ 60 tuổi trở lên (tuổi trung bình là 59 tuổi).

3.3. Yếu tố nguy cơ

Những đánh giá ban đầu của tạp chí Bloomberg NY ngày 22/1/2020 cho thấy đa số các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tử vong là nam giới và tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân tử vong là 72 tuổi, trong số này có đến 83% bệnh nhân tử vong là trên 65 tuổi. Trong số những bệnh nhân tử vong có tới 50% bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Như vậy, dựa vào các thống kê có được, chúng ta có thể nói là những người lớn tuổi, có bệnh mạn tính, hệ miễn dịch yếu ... là những người có nguy cơ tử vong cao nhất vì bệnh COVID-19.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×