Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai

Câu 1 ( 2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên?

c. Đoạn trích trên có nội dung là gì?

d. Nhân vật Dượng Hương Thư được khắc họa với những đặc điểm nổi bật nào , em hãy chỉ rõ?

e. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 2: ( 2 điểm)

Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Em hãy chỉ ra nét riêng đó trong mỗi văn bản?

Câu 3 ( 3 điểm)

Nhân vật thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:

- Trang phục

- Thái độ đối với học sinh

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc

Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Câu 4: ( 3 điểm)

Quang cảnh trên đường đến trường và ở trường trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng trong Văn bản “ Buổi học cuối cùng ” An-phông-xơ Đô-đê được miêu tả như thế nào?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.982
1
4
sans
16/04/2020 13:23:33

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản " Vượt thác " của tác giả Võ Quảng

2. Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư

3. Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

4. Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
Vũ Fin
16/04/2020 13:28:39

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản " Vượt thác " của tác giả Võ Quảng

2. Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư

1
0
Vũ Fin
16/04/2020 13:29:26

3. Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

4. Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

2
0
MOLANG
16/04/2020 13:36:38
Câu 1:
a, đoạn văn trên đc trích từ bài "Vượt thác" tác giả Võ Quản
b,Bài "Vượt thác" trích từ chương XI truyện "Quê nội" (1974).
c,Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ.
d,Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

e,Một số cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài văn:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×