Câu 1: Lưu huỳnh tác dụng với aixt sunfuric đặc, nóng:
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:
Câu 2: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. Cl2 , O3, S.
B. S, Cl2, Br2.
C. Na, F2, S.
D. Br2, O2, Ca.
Câu 3: Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (SB ) dài ngày ở nhiệt độ phòng?
Câu 4 Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?
Câu 5: 1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:
- lượng chất.
- khối lượng chất.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
S là chất khử (chất bị oxi hóa) ⇒ Số nguyên tử S bị oxi hóa là 1
H2SO4 là chất oxi hóa (chất bị khử) ⇒ Số nguyên tử S bị khử là 2
⇒ tỉ lệ số nguyên tử S bị khử: số nguyên tử S bị oxi hóa là: 2:1
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |