I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín có dòng điện.
D. Đưa một cực pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 2: Khi cho thanh nam châm chuyển động lại gần ống dây kín, dòng điện trong ống dây có gì khác với trường hợp cho thanh nam châm chuyển động ra xa ống dây?
A. Không thay đổi.
B. Đổi chiều.
C. Thay đổi cường độ.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng các cách sau, cách nào là đúng?
A. Đưa cực nam châm lại gần ống dây.
B. Đưa cực nam châm ra xa ống dây.
C. Quay nam châm xung quanh 1 trục thẳng đứng.
D. Cả ba cách đều đúng.
Câu 4:Trong các thí nghiệm sau đây khi nào không làm thay đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. Đưa cực nam châm lại gần, ra xa ống dây.
B. Đưa ống dây lại gần, ra xa cực nam châm.
C. Quay ống dây xung quah trục vuông góc với ống dây.
D. Quay ống dây xung quanh 1 trục trùng với trục ống dây đặt trong từ trường.
Câu 5:Các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều?
A. Phần ứng: là phần quay, phần cảm ứng đứng yên.
B. Rôtô là phần cảm, stato là phần ứng.
C. Rôtô là phần đứng yên, stato là phần quay.
D. Rôtô là phần quay, stato là phần đứng yên.
Câu 6: Quan sát hình vẽ sau. Khi cho cực N của thanh nam châm B tiếp xúc với cực S của thanh nam châm A thì đinh sắt sẽ như thế nào?
A. Bị hút mạnh gấp đôi
B. Bị hút như cũ
C. Bị rơi ra
D. Bị hút giảm đi một nửa
Câu 7: Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim, kim bị hút. Đổi cực của thanh nam châm và đưa lại gần kim, kim cũng bị hút. Hãy cho biết kim trên trục quay là gì ?
A. Kim bằng đồng
B. Kim nam châm
C. Kim bằng sắt
D. Kim bằng nhôm
Câu 8: Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:
Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?
A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được.
B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không.
C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp.
D. Thiếu giữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không.
Câu 9: Hình vẽ dưới đây biểu diễn các đường sức từ của hai thanh nam châm đặt gần nhau. Hãy chỉ ra tên hai cực của hai thanh nam châm này.
A. Cả hai cực đều là cực Bắc
B. Cực 1 là cực Bắc, cực 2 là cực Nam
C. Cực 1 là cực Nam, cực 2 là cực Bắc
D. Cả hai cực đều là cực Nam
Câu 10: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.
B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất.
C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường.
D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không.
II. Tự luận
Câu 11:Trong máy phát điện xoay chiều có rôtô là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì?
Câu 12: So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín có dòng điện.
D. Đưa một cực pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |