Câu 1. Năm 1950, một nước lớn ở châu Á đã giành độc lập và thành lập nền Cộng hòa là
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Ấn Độ.
D. Việt Nam.
Câu 2. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, một trong những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.
B. coi trọng quan hệ với Đông Âu.
C. chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. chú trọng quan hệ với Trung Quốc.
Câu 3. Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
A. cường quốc độc quyền về vũ khí nguyên tử.
B. cường quốc duy nhất phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
D. cường quốc duy nhất làm bá chủ thế giới.
Câu 4. Tờ báo nào đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng ở nước ta?
A. Người cùng khổ.
B. Tiếng dân.
C. Thanh niên.
D. Hữu thanh.
Câu 5. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), sự kiện nào được coi là đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng, nhượng bộ, thỏa hiệp của các nước phương Tây với phe phát xít ?
A. Hội nghị Muyních.
B. Anh, Pháp không liên kết với Liên Xô để chống phát xít.
C. “Chiến tranh kì quặc” (“tuyên” mà không “chiến).
D. Giới cầm quyền Mĩ ra “Đạo luật trung lập”.
Câu 6. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Nhật Bản. B. Mĩ. C. Đức. D. Anh.
Câu 17. Xu hướng ngày càng đậm nét trong đường lối đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là
A. hướng về châu Âu. B. hướng về Mĩ Latinh.
C. hướng về Mĩ. D. hướng về châu Á.
Câu 8. Từ năm 1973, nền kinh tế Mĩ có vị trí như thế nào?
A. Ngang bằng với các nước Tây Âu và Nhật Bản.
B. Đứng đầu thế giới tư bản với ưu thế tuyệt đối.
C. Tụt xuống hàng thứ hai thế giới sau Nhật Bản.
D. Vẫn đứng đầu thế giới, nhưng đã giảm sút nhiều so với trước.
Câu 9. Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thành lập Đảng Lập hiến. B. Tẩy chay tư sản Hoa kiều.
C. Thành lập Hội Phục Việt. D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
Câu 10. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức
A. có quan hệ mật thiết với Quốc tế Cộng sản.
B. chịu trách nhiệm về cách mạng thuộc địa.
C. là tiền thân của Đảng Cộng sản Pháp.
D. đấu tranh vì quyền lợi các nước thuộc địa.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939?
A. Đường lối của Đảng được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.
B. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Chuẩn bị tiền đề cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Quần chúng trở thành lực lượng hùng hậu của cách mạng.
Câu 12. Giai cấp nào ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân, tư sản.
B. Tư sản, tiểu tư sản.
C. Công nhân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 13. Hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc khi từ Liên Xô về Quảng Châu – Trung Quốc (11/1924) là
A. mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
B. thành lập tổ chức Cộng sản đoàn.
C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. viết sách báo tuyên truyền lí luận cách mạng.
Câu 14. Nguyên tắc tư tưởng trong Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929 là
A. trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới.
B. chung chung, không rõ ràng, liên tục thay đổi.
C. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Câu 15. Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định đường lối chiến lược trong giai đoạn đầu của cách mạng nước ta là
A. thổ địa cách mạng. B. cách mạng tư sản dân quyền.
C. tư bản chủ nghĩa. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 16. Cuối tháng 8/1945, quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?
A. Anh, Pháp.
B. Anh, Trung Hoa Dân quốc.
C. Nhật, Pháp.
D. Pháp, Trung Hoa Dân quốc.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là cơ sở để ta lựa chọn sách lược hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc?
A. Vì ta nhận định sớm muộn chúng sẽ rút về nước.
B. Vì chúng không công khai chống phá cách mạng.
C. Vì ta cần tập trung chống Pháp ở miền Nam.
D. Vì Hiệp ước Hoa – Pháp đã được kí kết.
Câu 18. Tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân ra đời ở Việt Nam là
A. Công hội bí mật.
B. Tâm tâm xã.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 19. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) đã tác động đến tính chất xã hội Việt Nam như thế nào?
A. Xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời.
B. Xuất hiện giai cấp mới trong xã hội, bổ sung lực lượng mới cho cách mạng.
C. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thực dân nửa phong kiến.
D. Xã hội Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 20. Những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương được bắt đầu khắc phục từ
A. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936.
B. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.
C. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940.
D. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.
Câu 21. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất trong xã hội Việt Nam có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi?
A. Có hệ tư tưởng riêng.
B. Chịu nhiều tầng áp bức nên căm thù giặc sâu sắc.
C. Có tinh thần cách mạng triệt để và có hệ tư tưởng tiên tiến.
D. Sống tập trung, gắn bó với nông dân nên dễ tạo động lực cho cách mạng.
Câu 22. Ý nào sau đây không đúng khi lí giải vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Trở thành Đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. Giải quyết được khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
C. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
D. Là sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng.
Câu 23. Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.
B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Câu 24. Sự kiện nào đã làm chuyển biến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để Việt Nam tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919-1929).
B. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917).
C. Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Matxcơva (1919).
D. Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn tiếp tục vào Việt Nam.
Câu 25. Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lí luận cách mạng vô sản vào hoàn cảnh thực tiễn các nước thuộc địa là thấy được vai trò của
A. tư sản dân tộc. B. nông dân.
C. tiểu tư sản. D. vô sản.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Năm 1950, một nước lớn ở châu Á đã giành độc lập và thành lập nền Cộng hòa là
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Ấn Độ.
D. Việt Nam.
=> Năm 1885, Đảng Quốc gia Đại hội Ấn Độ (gọi tắt là Quốc Đại) được thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ. Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ ngày 15/8/1947. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa.
Câu 2. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, một trong những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.
B. coi trọng quan hệ với Đông Âu.
C. chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. chú trọng quan hệ với Trung Quốc.
Câu 3. Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
A. cường quốc độc quyền về vũ khí nguyên tử.
B. cường quốc duy nhất phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
D. cường quốc duy nhất làm bá chủ thế giới.
Câu 4. Tờ báo nào đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng ở nước ta?
A. Người cùng khổ.
B. Tiếng dân.
C. Thanh niên.
D. Hữu thanh.
=> Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đã ra số đầu tiên ngày 21/6/1925, đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta....
Câu 5. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), sự kiện nào được coi là đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng, nhượng bộ, thỏa hiệp của các nước phương Tây với phe phát xít ?
A. Hội nghị Muyních.
B. Anh, Pháp không liên kết với Liên Xô để chống phát xít.
C. “Chiến tranh kì quặc” (“tuyên” mà không “chiến).
D. Giới cầm quyền Mĩ ra “Đạo luật trung lập”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |