a,Hai câu thơ như một chân lí. Tư tưởng ấy, chân lí ấy là nền tảng cho mọi suy nghĩ hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương bắc. Hơn ai hết, Nguyễn trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc, ý dân là ý trời. ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. muốn cho dân được sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có quan hệ hặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.
b,Bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7) của Lí Thường Kiệt và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi đều khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập dân tộc, nhưng quan niệm về chủ quyền độc lập dân tộc trong hai tác phẩm lại khác nhau. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả trong Sông núi nước Nam chỉ đưa ra hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). Trong Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố này (Núi sông hờ cõi đã chia - Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần hao dời xây nền độc lập), tác giả đã thêm ba yếu tố nữa, đó là : văn hiến (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác) và lịch sử (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Như vậy, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyển độc lập dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn.