Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài " Nói với con của Y Phương "

Lập dàn bài.

Đề 2: Cảm nhận của em và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ " Đồng chí " của Chính Hữu:

'" Đêm nay rừng
... trăng treo "

Đề 8: Cảm nhận suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài " Nói với con của Y Phương "

 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
264
2
0
Nga
08/07/2020 14:41:03
+5đ tặng

Tình cảm giữa con người vốn đã quý, tình cảm giữa những người thân trong gia đình còn quý hơn, vì vậy mà tình cảm đó đi vào thơ ca một cách vô cùng tự nhiên. Tình cảm mà cha, mẹ dành cho con, tình cảm hiếu thảo mà con cái thấu hiểu từ cha mẹ, cũng như tình cảm trong tác phẩm “Nói với con” của Y Phương. Tác phẩm là lời dạy dỗ, là tình cảm mà cha gửi gắm tới người con, một thứ tình cảm thiêng liêng và nồng ấm.

Ai sinh ra mà chẳng có cha có mẹ, và hạnh phúc hơn cả đó là được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ trong suốt quãng thời gian trưởng thành, như người con trong tác phẩm là một ví dụ điển hình.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước chạm tiếng cười

Câu thơ mở ra trước mắt người đọc là hình ảnh một cậu nhóc đang tập bước đi những bước đầu tiên trong cuộc đời của mình dưới sự dìu dắt của cha mẹ, một hình ảnh thật đẹp chứa đựng tình cảm rất khó diễn tả, một tình cảm xuất phát từ đáy lòng, từ tận sâu bên trong những người làm cha làm mẹ, những bước đi cũng là những bước đánh dấu cho sự trưởng thành, lớn khôn của con hàng ngày. Chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ thấy sự ấm áp, nhẹ nhàng, đong đầy yêu thương trong từng câu chữ, chính tình cảm vốn quý đó đã tạo nên nét đẹp cho từng vần thơ. Rồi từ những tình cảm nhỏ bé đó tác giả đã đưa người đọc tới những tình cảm lớn lao hơn, to lớn hơn qua sự dạy dỗ của cha về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu với “Người đồng mình”

Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cười

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời

Những con người xung quanh mà cha dạy con chính là “Người đồng mình”, là những con người chung vách, tắt lửa tối đèn có nhau, những con người chân chất, thật thà, cần cù lao động. Cuộc sống lao động đó đã gắn kết những con người lại với nhau, tình cảm từ đó mà được gây dựng nên, hình ảnh về công việc “Đan lờ” hay những mái nhà nhỏ bé được xây dựng nên một phần từ những câu hát, và hơn thế nữa là những con đường quen thuộc đã đưa con người xích lại gần nhau hơn. Rừng núi quê hương thơ mộng trữ tình là vậy đó, chẳng cần cao sang, chẳng cần quá hoa mĩ, chỉ mộc mạc, giản dị như thế những là tuổi thơ sau này của con, là những thứ sẽ cùng con lớn lên, để rồi khi nhớ lại con sẽ biết nhớ nhung, trân trọng, cuối cùng đó là kí ức về ngày cưới của cha mẹ, cái ngày đẹp nhất cũng là cái ngày mà cha mẹ biết yêu thương nhau hơn . Và trên quãng đường của con sau này xen lẫn những niềm vui, kỉ niệm sẽ là những khó khăn, thử thách, chông gai, người cha dạy con sự nỗ lực để vượt qua những gian nan, thử thách đó.

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người cha mong con chân chất, thật thà, thẳng thắn, biết cách đối mặt với những khó khăn trong cuộc đời của chính con, có cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, là động lực cho con bước tiếp, cũng là niềm tin để con không gục ngã, biết cách đứng dậy khi vấp ngã, phải tin tưởng vào bản thân mình. Người cha đã dạy con bằng tình cảm từ sâu tận trái tim của mình, điều mà cha sẽ tự hào về con đó là sức sống mãnh liệt, bền bỉ với cuộc sống của chính mình.

Người cha trong tác phẩm cũng như biết bao người cha khác trong cuộc sống này, dành một tình cảm đặc biệt để nuôi dưỡng, giáo dục sao cho con nên người, đi đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội, là người tạo tiền đề cho con mình sau này sẽ góp phần nhỏ bé nào đó giúp đất nước giàu mạnh hơn.

Qua tác phẩm cho người đọc thấy được bản thân mình trong chính nhân vật người con để từ đó tự nhận ra trách nhiệm, vai trò của người con đối với cha mẹ của mình. Hơn thế nữa đó là từ tình cảm gia đình vươn xa hơn thành tình cảm bao la dành cho quê hương, cho dân tộc mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nga
08/07/2020 14:41:14
+4đ tặng
Nếu bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngân nga trong lòng ta bài hát ru dịu ngọt, yêu thương của người mẹ ở một làng quê đổng bằng, thì bài thơ Nói với con của Y Phương lại gieo vào lòng ta cầu chuyện tâm tình hồn nhiên, mộc mạc, cùng những lời dặn dò hồn hậu của người cha nơi bản làng vùng cao. Đoạn trích trên bộc lộ sâu sắc tấm lòng của người cha với tình yêu con, tình yêu quê hương và niềm tự hào xứ sở. Bài thơ Nói với con dài 28 câu viết theo thể thơ tự do. Toàn bài là mạch cảm xúc hồn nhiên mà sâu sắc, mãnh liệt của nhà thơ người Tày tài hoa. Có thể khẳng định, Nói với con là bài thơ và củng là cuộc trò chuyện đầy cảm hứng của người cha dành cho người con yêu quý. Những gì mà cha gửi gắm, kì vọng vào con, những gì mà cha đã trải qua trong đời, những gì mà cha đã cảm nhận được từ cuộc sống và những người xung quanh, tất cả được bày tỏ trong lời thơ rất đỗi thân mật, tự nhiên. Có lẽ, khi kể cho con nghe vê' cuộc sống và thế giới quanh mình, dạt dào nhất trong tâm trí của cha là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến vể quê hương xứ sở. Bản làng, cái nôi đã sinh ra cha và giờ đây cũng là cái nôi của cuộc đời con. Người cha đã gắn bó và yêu kính nó bằng tất cả trái tim và khối óc của mình. Điệp ngữ “Người đồng mình” được lặp lại bốn lần trong 24 câu thơ cho thấy sự hòa quyện, gắn kết không tách rời của người cha với cộng đồng bản làng, và cũng cho thấy tình cảm thân thiết của người cha với đồng bào mình. Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. Với lối bày tỏ tình cảm chất phác, hổn nhiên của tâm hổn Tày, Y Phương không ngại ngẩn bộc lộ tấm lòng yêu quý đối với đổng bào quê hương. Người cha tràn đầy niềm vui và xúc động khi khẳng định “Người đồng mình yêu lắm con ơi”. Người đổng mình thật đáng yêu, đáng quý, họ là những con người tài hoa, khéo léo và họ truyến tâm hổn vào cuộc sống và những vật xung quanh. Chiếc lờ đánh cá, một dụng cụ lao động quen thuộc, dưới đôi bàn tay tài hoa của họ trông cũng đẹp đẽ, duyên dáng như bông hoa. Câu thơ “Vách nhà ken câu hát” gợi tiếng ca vui vẻ, yêu đời của người đổng mình khi giúp nhau làm nhà, làm cửa và trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó phản ánh rất rõ tính cách lạc quan của họ. Người đồng mình còn hiện lên trong mối quan hệ chan hòa, thân thiết với thiên nhiên. Câu thơ giản dị “Rừng cho hoa” được viết nên bởi trải nghiệm cuộc sống lầu dài và lòng biết ơn của con người đối với thiên nhiên. Rừng không chỉ ban tặng cho con người gỗ để làm nhà, sản vật để sống mà còn khiến cho tầm hồn con người cảm xúc, mềm mại và tinh tế hơn với vẻ đẹp của những bông hoa rừng tươi tắn. “Con đường” được nhắc tới trong đoạn thơ có thể là đường làng ngõ xóm, con đường vào rừng, con đường đi học, con đường đi lên nương và những con đường tít tắp đến những miền trời xa. Nhưng dù là con đường nào thì dưới góc nhìn của người cha, nó đều đưa đến những kỉ niệm ân tình, những tấm lòng thơm thảo. Đó là lời nói chân tình, đầy màu sắc trải nghiệm và mênh mông tấm lòng của một người từng trải có niềm tin và tình yêu đời tha thiết với con mình. Trên hành trình cuộc đời, người cha hồi tưởng lại và chia sẻ với con vê' kỉ niệm đẹp nhất: Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Trên đường đời, ngày cha mẹ kết duyên cũng là ngày hạnh phúc nhất. Và con ra đời từ niềm hạnh phúc lớn lao ấy của cả mẹ và cha. Tình cảm gia đình nồng thắm trong hai câu thơ ngắn đủ khiến người đọc cảm thấy ấm áp và trân trọng. Tấm lòng người cha được bổi đắp bởi tình yêu quê hương, đổng bào và cả tình yêu đôi lứa. Đằng sau những sẻ chia ấy là niềm mong người con lớn lên sẽ hít thở bầu không khí hổn nhiên, yêu đời ấy, bước đi trên những con đường thơm thảo ấy... và trở thành một phẩn của quê hương xứ sở. Ở những dòng thơ sau, người cha vừa “nói với con” về lối sống của “người đổng mình”, vừa gửi gắm sự kì vọng vào đứa con bé bỏng: Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Cặp câu đăng đối, cân xứng lẫn nhau cùng thể hiện bản lĩnh sống của dân tộc Tày nói riêng và người Việt Nam nói chung. Gắn liền với lối sống hồn nhiên, tính cách lạc quan là tâm hồn sâu sắc của họ. Dùng chiều kích không gian để diễn tả tầm vóc của tâm thế và chí khí đồng bào mình, Y Phương đã khơi dậy niềm tự hào cùng nguồn cảm hứng sống mãnh liệt: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Bằng hình ảnh mộc mạc cùng lối so sánh tự nhiên, cha dặn dò con biết quý trọng những gì mình đang có, biết gắn bó và yêu thương quê hương còn nhiều khó khăn, đói nghèo. Như con sông mạnh mẽ khoáng đạt băng về phía trước, như con suối trong trẻo sống tự do cuộc đời mình, người cha mong con tiếp nối lối sống tự do, vượt qua gian khó của cha và những người đông mình. Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con Niềm tự hào của cha khi nói vê' quê hương được diễn đạt bằng những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc mà thật giàu sức gợi, đây là cách nói bằng hình ảnh đặc trưng của người miền núi. Tuy “thô sơ da thịt” nhưng chẳng bao giờ “người đồng mình” sống cuộc đời bé nhỏ, vô nghĩa, mà “tự đục đá kè cao què hương”. Cần cù, chăm chỉ vượt qua những gian truân và khó khăn để bổi đắp quê hương cũng là cách họ bồi đắp và “kê cao” chính mình. Lời dặn dò của người cha vừa thể hiện tình yêu thương lớn lao dành cho con trẻ, vừa bộc lộ mong mỏi, kì vọng con sẽ trở thành một “người đổng mình” xứng đáng trong tương lai. Bất ki người con nào cũng sẽ cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc nếu được sống trong tình cha con, tình cảm gia đình ấm áp như trên. Chính tình cảm gia đình, tình yêu xứ sở cùng truyền thống và sức sống mạnh mẽ của quê hương sẽ là nền tảng vững chắc cho con vào đời. Nếu được là người con trong bài thơ trên, em sẽ nắm chặt lấy bàn tay cha và hứa với cha sẽ chẳng bao giờ chịu sống cuộc đời “nhỏ bé”, biếng lười hay hèn nhát. Bởi lẽ em cũng là một “người đồng mình”, là một người con của sông suối, của rừng, của thung, của bản. Những lời dạy của cha sẽ luôn nhắc nhở con vê' cội nguồn sinh dưỡng, vê' quê hương, gia đình và vể một lối sống tự do, lạc quan, cần cù, mạnh mẽ. Và rồi, với con, cha cũng chính là quê hương bên đời. Bài thơ Nói với con của Y Phương mộc mạc, giản dị nhưng lại có sức lay động mạnh mẽ không chỉ bởi cách nói bằng hình ảnh độc đáo, những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, lời thơ tự nhiên như hơi thở núi rừng mà còn bởi tình cha, tình quê và bản lĩnh dân tộc mãnh liệt trong từng câu chữ.
2
0
Nga
08/07/2020 14:42:31
+3đ tặng

Tình cảm gia đình vốn là một đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Trong tư tưởng Nho giáo, người đàn ông được đề cao và được xem là nhân tố cấu thành và chi phối các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng, với nền văn hóa trọng mẫu, những tác phẩm viết về tình mẹ vẫn chiếm ưu thế hơn. Hiếm hoi mới có tác phẩm hay viết về tình cha.Với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã tạc vào nền văn học bức tượng đài tình cha con vĩ đại trong hoàn cảnh đói khổ cùng cực.

Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã phát hiện ra vẻ đẹp tình cha con thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Còn Y Phương, qua bài thơ Nói với con đã đêm đến cho ta vẻ đẹp tình cha con thắm thiết trong lời dặn chân thành, mộc mạc mang đậm chất Tày.

Y Phương viết bài thơ Nói với con năm 1980, khi đất nước đã giải phóng. Đó là thời điểm đất nước gặp vô vàn khó khăn do cuộc chiến tranh kéo dài để lại. Nền kinh tế bị phá hoại nặng nề, sản xuất yếu kém ,trì trệ, con người khi bước ra khỏi cuộc chiến có nhiều thay đổi, khó giữ được mình trước sự cám dỗ của đời sống vật chất. Hiện tượng trộm cướp nảy sinh. Con ngườitrong cuộc giành giật sự sống trở nên lừa dối, tham nhũng, tha hóa đạo đức, đánh mất nhân cách, rời bỏ nguồn cội, phủ nhận quá khứ.

Là người lính kiên trung, trước thực trạng ấy, Y Phương vô cùng đau lòng, mất niềm tin và định hướng trước cuộc sống. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc mà bất chấp đạo lí, quên đi các giá trị mà ta mới giành lại được. Muốn sống đàng hoàng, tử tế như một con người đích thực, gắn mình với dân tộc , với nguồn cội, ông nghĩ phải bám chắc vào văn hóa và tin vào những gái trị vững bền vĩnh cửu của văn hóa dân tộc.

Và người thực hiện mong ước ấy chính là các thế hệ mai sau. Tâm tình ấy ông gửi gắm vào lời nói với con trẻ, dặn dò thiết tha đứa con của mình. Qua lời dặn ấy, ông muốn nói lên rằng chúng ta phải vượt qua sự đói khổ ngặt nghèo bằng sức mạnh của văn hóa với niềm tin tưởng lớn lao, dù có thế nào đi nữa.

Bởi thế, mở đầu bài thơ là tiếng reo vui biết bao triều mến khi đứa con chập chững những bước đi đầu đời:

“Chân phải bước tới cha
Chân tái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.

Bằng những hình ảnh bình dị, cụ thể, giàu chất thơ, kết hợ với nét độ đáo trong tư duy, cách diễn đạt rắn rỏi của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khung cảnh một gia đình hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười tiếng nói. Bước chân đầu đời con bước tới cha là bước đến tinh thần, lý tưởng cao đẹp. Bước thứ hai ocn bước đến mẹ là bước vào tình yêu thương và sự chở che vững chắc. Gia đình là nguồn sinh dưỡng đầu tiên, là điểm tựa nâng bước chân con vào đời. Lời thơ như chảy ra từ tâm hồn vô vàn yêu mến và tự nhiên vô cùng.

Nhịp thơ chậm rãi hiện rõ từng bước đi ngập ngừng có chút e sợ của người con càng làm cho ta thêm quý trọng những phút giây đầu đời. Hình ảnh thơ không chút cầu kì, cứ tự nhiên như lời nói nhưng đó là lời nhắc nhở thiêng là, là niềm mong muốn của cha.

Mai này con có bước đi chân đi xa hơn nữa thì phải nhớ đến gia đình, nhớ đến cha mẹ, nhớ đến cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên đã cho con sức mạnh. Con có vững bước ở tương lai là bởi hôm nay có cha có mẹ dìu dắt con bước tới. Sự khám phá đầu tiên trong cuộc đời có sự nâng đỡ của gia đình. Tình phụ tử thiêng liêng, thầm kín là mối dây ràng buộc, gắn kết gia đình bền chặt được hình thành và phát triển trong phút giây hạnh phúc bình dị đáng nhớ ấy. Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến niềm rung cảm sâu xa nhất trong trái tim con người, tạo nên sự đồng cảm có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Người cha cũng không quên nhắc nhở con yêu về tình nghĩa quê hương nguồn cội, về con người và núi rừng Tây Bắc, nơi chôn nhau cắt rốn bao đời trong niềm tự hào lớn lao:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.

Từ trong gia đình, nhà thơ mở ra không gian rộng lớn để con hiểu biết, trân rọng và gìn giữ. Tuy có chút vội vàng nhưng đó lại là tin thiết tha mà người cha muốn con thấu hiểu. Cội nguồn sinh dưỡng đích thực của đời người chính là quê hương, nguồn cội, là đất, là rừng, là con đường thắm đượm nghĩa tình dẫn bước ta đi. Đất và người nuôi ta khôn lớn, cho ta sức mạnh, tình yêu và sự sống; hình thành cho ta nền văn hóa, tư tưởng và khát vọng chinh phục. Người đồng mình luôn lấy cái tươi đẹp làm nguồn sống của mình, lấy tình yêu thương làm cái để cho tặng.

Đối với người cha, đất và người là cội nguồn của mọi sự sống, mọi tinh thần. Bởi thế, ba tiếng “người đồng mình” vang lên nghe tha thiết vô cùng. Nó chứa đựng cái tình, cái nghĩa thắm ngọt của quê hương, bản làng. Người cha mong muốn con phải biết “người đồng mình” đã sống như thế ấy, mạnh mẽ và thủy chung, bình dị mà tươi đẹp, trong sạch, vững bền. Ho biết trân trọng cái đẹp và không ngừng làm đẹp cho cuộc đời mình dù hết sức nhỏ bé. Và con hãy ghi nhớ điều đó trước khi đời sống vật chất chưa kịp chạm đến tâm hồn và thổi bùng những tham vọng trong con, như cha mẹ nhớ về khoảnh khắc thiêng liêng này:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

Không chút triết lí cho một lời gửi gắm hết sức đơn giản nhưng rất quân trọng đối với mỗi đời người. Điều mà người cha muôn nói là con phải biết trân trọng cuộc đời, trân trọng quê hương với những gì bình dị, thiêng liêng nhất. Đó là nguồn sống, là sức mạnh bất diệt dãn bước con vượt qua thử thách hướng đến tương lai. Không những thế, người cha còn nhắc nhở về ý chí và khát vọng hướng về quê hương, cội nguôn và biết tự hào về nơi con đã sinh thành:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh
Sống trong thung không che thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.

Trước hết là nhắc nhở về tinh thần: “Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. Cách so sánh mộc mạc, bình dị như cuộc sống và tâm hồn của người miền sơn cước. Họ không hề tô vẽ hay ẩn ý xa xôi. Qua cách nói có chút cường điệu, người cha muốn con phải biết yêu thương và tự hào về quê hương dù nó không to nhất, không đẹp nhất.

Nhưng quê hương lúc nào cũng chân thật, tự nhiên, không tham lam, không giả dối. Họ muôn đời lam lũ trong đói nghèo, kham khổ đi lên nhưng lúc nào cũng mạnh mẽ, không bao giờ kiêu ngạo hay bị khuất phục. Đó là những đức tính quý báu cảu người đồng mình, người cha mong con ghi lấy, nhớ lấy, tìm thấy và gìn giữ mãi mãi trong phong ba bão tố đường đời.

Câu thơ “Dẫu làm sao thì cha cũng muốn” nghe có chút ngậm ngùi nhưng lại chuyển tải hết niềm mong mỏi của cha. Con sẽ thế nào, tất cả do con quyết định. Bởi người cha biết rằng, trong cuộc sống mới, khi mà đời sống vật chất được đề cao hơn bao giờ hết, thì việc giữ gìn và phát triển đạo lí, tình người là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Câu thơ đọc lên thấy nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt như tấm lòng của người cha, dù có tin tưởng nhưng chưa thể hoàn toàn khẳng định được điều thiêng liêng ấy.

2
0
Nga
08/07/2020 14:42:43
+2đ tặng

Niềm tự hào về quê hương và con người một lần nữa lại dâng trào trong lời dặn đinh ninh như sắc đá:

“Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đuc j đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.

Có thể nói, hình ảnh đất và người trong hiện tại và tương lai chính là điểm tựa của tác giả khi ông triển khai mạch thơ. Một lần nữa hình ảnh “người đồng mình” lại xuất hiện trong tư thế cao vời, lẫm liệt ngang tầm vũ trụ. Tuy thô sơ da thịt, nhưng họ từ bao đời luôn có ý thức tự lập, tự cường, tự tôn bản sắc riêng biệt của mình, chẳng bao giờ nhỏ bé.

Sự đối lập giữa cái thô sơ bên ngoài và cái cao quý ẩn chứa bên trong; giữa hình thức và tinh thần càng làm cho con người trở nên cao đẹp lạ thường. Sức sống mãnh liệt của họ luôn được khẳng định với một niềm tin vững chắc. Họ kiên trì xây dựng quê hương và gìn giữ phong tục riêng. Và đó cũng là giá trị mà mỗi con người phải trân trọng và gìn giữ đến suốt cuộc đời.

Con sẽ bước tiếp trên con đường dân tộc đã đi qua, có máu và nước mắt của bao con người. Một lối mòn nhỏ nhưng dẫn đến một chân trời mới. Truyền thống quê hương sẽ là nguồn sức mạnh để con nhận ra mình, khẳng định mình. Quê hương sẽ đồng hành cùng con để con sẽ không cô đơn mỗi khi con gặp khó khăn thử thách:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.

Khép lại bài thơ bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ vừa nghiêm khắc vừa trìu mến bao dung. Hai tiếng “nghe con”đặt vào lòng con cả tình cha, tình mẹ và sự hoài mong của quê hương xứ sở. Mở ra một chân trời mới, quê hương nhỏ sẽ theo con đến với cuộc đời lớn, đólà điều mà người cha vừa lo lắng vừa tin tưởng trong niền hân hoan tha thiết.

Nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp tình cha con thắm thiết. Qua lời tâm sự, dặn dò con trẻ lúc ban sơ, người cha thể hiện niềm tự hào lớn lao về nguồn cội quê hương và mong muốn con sau này phải trân trọng, gìn giữ lấy những giá trị cao đẹp mà người đồng mình đã muôn đời gìn giữ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×