Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận bàn về đại dịch covid 19

viết bài văn nghị luận bàn về đại dịch covid 19
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.485
23
1
Nguyễn Ngọc Anh
20/04/2020 20:18:50

Hiện nay việc khiến mọi người quan tâm và bàn tán, được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra.Vấn đề đáng được nhắc đến nhất chính là chúng ta phải làm sao để có thể phòng chống, bảo vệ sức khoẻ của mình lẫn cả cộng đồng trước cơn đại dịch Corona này.Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu xem đại dịch này diễn ra như thế nào? Bệnh viêm phổi do một loại virus mới thuộc chủng Corona gây ra và loại virus này chưa được tìm thấy trước đây.Nó được xem là xuất phát từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc nên có thể gọi tên chính xác của loại virus này là “Virus Vũ Hán''.

     Đại dịch COVID-19 là một đại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng đến Trung Quốc đại lục, cùng với nhiều trường hợp tại hơn 201/204 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Dịch bệnh bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019  tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, sau khi một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, trước đó đã tiếp xúc chủ yếu với những người buôn bán làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bán nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại Coronavirus mới, được WHO lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.Việc ta cần làm không phải là tìm xem nguyên nhân vì sao nó xuất hiện mà phải nhận biết và phòng chống nó như thế nào, để có thể bảo vệ được sức khoẻ của bản thân, gia đình trước đại dịch này.Virus Corona lây lan với tốc độ chóng mặt tới 27 quốc gia (trong đó có Việt Nam) với hơn 20.000 người nhiễm bệnh.

Biểu hiện đầu tiên của những người mắc phải bệnh viêm phổi do loại virus này là ho, sốt, khó thở. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn suy yếu nội tạng.Mặc dù virus chưa hoành hành ở Việt Nam, hoặc chỉ có những ca bị nhiễm lẻ tẻ nhưng việc đề cao cảnh giác là một việc nên làm.Khi thấy bản thân có triệu chứng như ho, sốt, khó thở thì chúng ta phải đến bệnh viện để kịp thời kiểm tra. Ngoài ra còn phải chú ý rửa tay thường xuyện, dùng nước khử trùng tay chứa cồn ít nhất 60% và mang khẩu trang khi ra đường. Hạn chế đến những nơi đông người hoặc vùng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh. Chúng ta nên tránh tiếp xúc với người bệnh nhưng vẫn phải tôn trọng họ. Nên động viên, khuyên nhủ để người bệnh có tinh thần cố gắng vượt qua cơn đại dịch.Chúng ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này nhằm giúp họ hiểu rõ hơn mà phòng chống.Mặt khác nên phê phán những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng. Có thể nói, đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian mà con người bất an nhất. Nhưng đây cũng chính là lúc chúng ta đồng lòng đoàn kết để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh này.Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus Corona.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nga
30/07/2020 10:03:11
+4đ tặng

Hiện nay việc khiến mọi người quan tâm và bàn tán, được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh viêm phổi do "Virus Corona" gây ra. Và vấn đề đáng được nhắm đến nhất chính là chúng ta phải làm sao để có thể phòng chống và bảo vệ sức khoẻ của mình và cả của cộng đồng trước cơn đại dịch Covid 19 này...

Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh, nếu như sợ có thể bị nhiễm bệnh thì ta nên tránh tiếp xúc với họ nhưng vẫn phải tôn trọng người bệnh vì họ đã kém may mắm lắm rồi ta nên động viên khuyên nhủ để người bệnh có tinh thần cố gắng vượt qua cơn đại dịch.

Ngoài những biện pháp trên ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này hiểu rõ hơn và giúp họ tìm cách phòng chống. Mặt khác nên phê phán tố cáo những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có hành vi tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng.

Có thể nói đây là một trong những đại nạn của nhân loại là khoảng thời gian con người lo sợ bất an nhất, nhưng cũng là khoảng thời gian ta đồng lòng đoàn kết nhất cùng nắm tay nhau để đẩy lùi đại dịch bệnh này.

Không chỉ có sự lo lắng tuyệt vọng mà còn là niềm hy vọng,niềm tin mãnh liệt là lúc mà thế giới sẽ tìm thấy những nhân tài mới những người trong tương lai sẽ chế tạo (tìm) ra được thuốc chữa cho căn bệnh này. Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus Corona".

2
0
Nga
30/07/2020 10:03:27
+3đ tặng

Hiện nay dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của viruss corona gây ra đã khiến nhiều người hoang mang lo sợ bởi vậy nên nhiều chuyên gia đã đưa ra rất nhiều cách phòng tránh nhưng tôi đã chọn lọc ra được 1 số cách phòng tránh hiệu quả nhất như sau:

Thứ nhất nên giữ sức đề kháng là tốt nhất,bởi vì tôi đã từng nghe nói đến những bác sĩ ở Vũ Hán tâm dịch mặc dù đồ bảo hộ rất tốt nhưng có đến hơn 20 người mắc bệnh dịch nguy hiểm này việc đầu tiên chúng ta phải làm để bảo vệ cho chính bản thân đó là GIỮ SỨC KHỎE TỐT,ĐEO KHẨU TRANG KHI ĐẾN NƠI ĐÔNG NGƯỜI,RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN NHẤT LÀ TRƯỚC BỮA ĂN, việc thứ hai chúng ta làm để bảo vệ cộng đồng và người thân đó là KIỂM TRA SỨC KHỎE KHI CÓ VẤN ĐỀ GÌ, KHÔNG KHẠC NHỔ BỪA BÃI,KHÔNG ĐẾN NHỮNG CÓ TÂM DỊCH....

Nhưng chúng ta cũng không nên hoang mang quá cũng không nên chủ quan với dịch viêm phổi này bởi vì nhất định sẽ có người tìm ra loại thuốc chữa khỏi căn bệnh này sớm thôi, hãy hi vọng cho 1 tương lai tốt đẹp

1
0
Nga
30/07/2020 10:03:37
+2đ tặng

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV, COVID-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng mới virus corona COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính:

– Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi).

– Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.

– Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.

– Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.


 Đúng 2   Bình luận 2  Báo cáo sai phạm Link
1
0
Nga
30/07/2020 10:03:47
+1đ tặng

Hiện tại tình hình dịch Covid-19 đặc biệt gây lo ngại tại Hàn Quốc, Iran và Ý, nơi dịch có thể tràn sang nhiều nước châu Á, Trung Cận Đông và châu Âu. Đại dịch đang trở nên nhãn tiền. Trả lời RFI, ông François Renaud, giám đốc nghiên cứu Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia về các bệnh dịch truyền nhiễm, nhấn mạnh đến quyền lực rất hạn chế của WHO trong việc tác động đến chính sách y tế nội bộ của các nước, và lo ngại về tình hình rất thiếu thông tin - cùng với thông tin sai lạc, bị bóp méo phổ biến - về bệnh dịch hiện nay, khiến rất khó có được các đánh giá sát với diễn biến bệnh dịch. Theo ông, chống dịch như ''cứu hỏa'', hơn bao giờ hết cộng đồng quốc tế cần ngồi lại để thảo luận kỹ càng về khủng hoảng dịch Covid-19, và đây cũng là dịp để cải tổ triệt để phương thức hợp tác quốc tế trước các tình trạng khẩn cấp nói chung mà nhân loại phải đối mặt.

WHO: Giữa mềm dẻo ''ngoại giao'' và ''hiệu quả y tế''

Về vai trò và khả năng hành động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, giáo sư Anne-Marie Moulin, một chuyên gia về lịch sử y tế quốc tế, lưu ý trước hết đến vai trò ngoại giao của định chế quốc tế này. Theo bà, ''WHO vốn thường bị phân tâm giữa một bên là đòi hỏi thận trọng về mặt ngoại giao, và bên kia là mục tiêu hướng đến hiệu quả, đưa ra các cảnh báo dịch bệnh mang ý nghĩa biểu tượng'', đối với quốc tế.

Giáo sư Anne-Marie Moulin nhấn mạnh đến phản ứng của WHO, trong dịch Covid-19 lần này, rõ ràng là nhanh chóng hơn ''khá nhiều'' so với dịch Ebola trước đây. Tuy nhiên, theo bà, một điều cũng rõ ràng WHO đã không phê phán cách xử lý bệnh dịch chậm trễ của chính quyền Trung Quốc, định chế quốc tế này ''đã không tận dụng được thời điểm Bắc Kinh tuyên bố dịch, chậm hơn nhiều so với thời điểm xuất hiện ca bệnh đầu tiên, để chỉ ra những điểm sai của chính quyền Trung Quốc''. Giáo sư Anne-Marie Moulin nhắc đến một thực tế là dịch bệnh – sau này được gọi là Covid-19 - đã được giới tài xế tại Vũ Hán truyền tin cho nhau sớm hơn rất nhiều so với tuyên bố của chính quyền. Và WHO đã bỏ qua điều này.

Dù sao, nhìn chung, giáo sư Moulin nhận định: ''Về mặt ngoại giao, WHO đã làm được những gì có thể trong khả năng của mình''. Bởi rõ ràng là rất khó vừa hợp tác với chính quyền một quốc gia, trong khi cùng lúc đó lại phê phán chính quyền đó, đặc biệt là đối với chính quyền Trung Quốc, mà khả năng tác động trên thực tế của WHO là rất hạn chế.

Bắc Kinh cam kết để quốc tế tìm hiểu bệnh dịch

Bác sĩ Paul Benkimoun, một nhà báo chuyên về y tế, theo dõi sát các hành động của WHO, cũng nhấn mạnh đến vị thế nhạy cảm của WHO, trong lúc thiếu nhiều thông tin cần thiết, mà phải đưa ra quyết định Tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế, trong một hoàn cảnh có ''độ bất định rất lớn''. Bởi một quyết định như vậy, vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa đạo lý. Tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới phải cân bằng giữa một bên là tăng cường biện pháp kìm hãm dịch, với bên kia là không để cho các can thiệp trở nên quá đà, quá mức cần thiết, gây lo sợ. Đây là điều hết sức khó khăn, đặc biệt vào thời kỳ mà các giao lưu quốc tế, quan hệ kinh tế ngày càng trở nên mật thiết, và bệnh dịch lại xảy ra tại Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới.

Hiện tại tình hình dịch Covid-19 đặc biệt gây lo ngại tại Hàn Quốc, Iran và Ý, nơi dịch có thể tràn sang nhiều nước châu Á, Trung Cận Đông và châu Âu. Đại dịch đang trở nên nhãn tiền. Trả lời RFI, ông François Renaud, giám đốc nghiên cứu Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia về các bệnh dịch truyền nhiễm, nhấn mạnh đến quyền lực rất hạn chế của WHO trong việc tác động đến chính sách y tế nội bộ của các nước, và lo ngại về tình hình rất thiếu thông tin - cùng với thông tin sai lạc, bị bóp méo phổ biến - về bệnh dịch hiện nay, khiến rất khó có được các đánh giá sát với diễn biến bệnh dịch. Theo ông, chống dịch như ''cứu hỏa'', hơn bao giờ hết cộng đồng quốc tế cần ngồi lại để thảo luận kỹ càng về khủng hoảng dịch Covid-19, và đây cũng là dịp để cải tổ triệt để phương thức hợp tác quốc tế trước các tình trạng khẩn cấp nói chung mà nhân loại phải đối mặt.

WHO: Giữa mềm dẻo ''ngoại giao'' và ''hiệu quả y tế''

Về vai trò và khả năng hành động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, giáo sư Anne-Marie Moulin, một chuyên gia về lịch sử y tế quốc tế, lưu ý trước hết đến vai trò ngoại giao của định chế quốc tế này. Theo bà, ''WHO vốn thường bị phân tâm giữa một bên là đòi hỏi thận trọng về mặt ngoại giao, và bên kia là mục tiêu hướng đến hiệu quả, đưa ra các cảnh báo dịch bệnh mang ý nghĩa biểu tượng'', đối với quốc tế.

Giáo sư Anne-Marie Moulin nhấn mạnh đến phản ứng của WHO, trong dịch Covid-19 lần này, rõ ràng là nhanh chóng hơn ''khá nhiều'' so với dịch Ebola trước đây. Tuy nhiên, theo bà, một điều cũng rõ ràng WHO đã không phê phán cách xử lý bệnh dịch chậm trễ của chính quyền Trung Quốc, định chế quốc tế này ''đã không tận dụng được thời điểm Bắc Kinh tuyên bố dịch, chậm hơn nhiều so với thời điểm xuất hiện ca bệnh đầu tiên, để chỉ ra những điểm sai của chính quyền Trung Quốc''. Giáo sư Anne-Marie Moulin nhắc đến một thực tế là dịch bệnh – sau này được gọi là Covid-19 - đã được giới tài xế tại Vũ Hán truyền tin cho nhau sớm hơn rất nhiều so với tuyên bố của chính quyền. Và WHO đã bỏ qua điều này.

Dù sao, nhìn chung, giáo sư Moulin nhận định: ''Về mặt ngoại giao, WHO đã làm được những gì có thể trong khả năng của mình''. Bởi rõ ràng là rất khó vừa hợp tác với chính quyền một quốc gia, trong khi cùng lúc đó lại phê phán chính quyền đó, đặc biệt là đối với chính quyền Trung Quốc, mà khả năng tác động trên thực tế của WHO là rất hạn chế.

Bắc Kinh cam kết để quốc tế tìm hiểu bệnh dịch

Bác sĩ Paul Benkimoun, một nhà báo chuyên về y tế, theo dõi sát các hành động của WHO, cũng nhấn mạnh đến vị thế nhạy cảm của WHO, trong lúc thiếu nhiều thông tin cần thiết, mà phải đưa ra quyết định Tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế, trong một hoàn cảnh có ''độ bất định rất lớn''. Bởi một quyết định như vậy, vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa đạo lý. Tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới phải cân bằng giữa một bên là tăng cường biện pháp kìm hãm dịch, với bên kia là không để cho các can thiệp trở nên quá đà, quá mức cần thiết, gây lo sợ. Đây là điều hết sức khó khăn, đặc biệt vào thời kỳ mà các giao lưu quốc tế, quan hệ kinh tế ngày càng trở nên mật thiết, và bệnh dịch lại xảy ra tại Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k