Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
24/04/2020 09:32:53

Em hãy giới thiệu về tập "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh và bài thơ "Ngắm trăng"

Em hãy giới thiệu về tập "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh và bài thơ "Ngắm trăng".

2 trả lời
Hỏi chi tiết
616
4
0
Đào Quỳnh Anh
24/04/2020 10:10:19
Vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam dường như là một con người đa tài năng, vừa đứng trên lĩnh vực của cách mạng, Bác chúng ta là một nhà lãnh đạo luôn tài ba.Và điều ấn tượng là cuộc đời của Bác là một chuỗi thơ ca, không ngừng nghỉ, và hồn thơ ấy cũng đầy sự chuyển biến khi Bác song hành cùng công cuộc của cách mạng Việt Nam.Trong thời kì Bác bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, tác phẩm Nhật ký trong tù là tác phẩm có nhiều giá trị nhất cho nền văn học nước nhà .
Bài thơ có tên gọi theo chữ Hán là Ngục trung nhật ký, viết hoàn toàn bằng chữ Hán từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943 trong thời kì Bác chúng ta bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch thuộc Trung Quốc.Sau này được dich sang tiếng thuần việt bởi nhiều nhà biên dịch lấy tên là “Nhật ký trong tù”. Là tác phẩm được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp thơ cổ điển, hiện đại trong toàn bộ tác phẩm. Tập thơ được viết liên tục dưới dạng một quyển sổ tay nhỏ trong suốt tháng ngày giam cầm, quyển sổ này chắc chắn được tác giả nâng niu như một người bạn tri kỉ cùng đồng hành suốt những tháng ngày khó khăn tại đây, nó là lời tố cáo tội ác quân giặc gây lên thương đau cho dân tộc,sự nhức nhối của chế độ Tưởng giới thạch thối nát, hay những trang thơ khi tác giả đặt mình vào khung cảnh thiên nhiên ngoài bầu trời đất nước xa lạ qua khung thanh sắt nhà tù để lắng đọng một chút, là tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, tiếp thêm ý chí cho người tù này vượt qua khó khăn trước mắt, luôn hướng về những điều tốt đẹp, là tấm lòng người con xa xứ tha thiết mong nhớ đất nước.Phản ánh thành công tâm hồn hiện thực đầy chân thực cảm động, của một con người vĩ đại phải chịu cảnh tù đày không đáng.
Tập thơ được mở đầu bằng những vần thơ tác giả ngẫu hứng viết, nhưng mang khá nhiều ý nghĩa rất sâu sắc mà Bác chúng ta khéo đặt nó ở đầu dường như là lời để tựa cho cả quyển sổ nhỏ.
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại;
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.”
Trong tập thơ, có tổng cộng có 134 bài (bao gồm cả lời đề từ), rất nhiều bài được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ vọn vẹn 4 câu, mang chất chứa nhiều cảm xúc, chứng tỏ số vốn từ ngữ của Bác rất giàu, phong phú, đồ sộ vì Bác là con người ham học, biết nhiều, khả năng cảm thụ văn học tốt, có quan điểm và thái độ đúng đắn rất riêng mà sâu sắc, vẫn nằm trong chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Chỉ một tập thơ mà thể hiện được rất nhiều khía cạnh giá trị tỏa sáng xung quanh nó. Khả năng sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật trong từng câu chữ, sự biến đổi linh hoạt giọng điệu thơ theo hoạt cảnh.
Tác phẩm như là một báu vật của quốc gia được lưu giữ lại qua nhiều thế hệ, được bảo tồn cẩn thận, nguyên vẹn. Giờ đây tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau được dịch và được nhiều nước trên thế giới biết đến, được viết trên thư pháp của nhiều nước cùng hình tượng chắc chắn gây ấn tượng đậm là hình ảnh đôi bàn tay song song đang bị cùm kẹp bởi gông xích. Tác phẩm được công nhận bởi các nhà thơ lớn trong và ngoài nước đã hết lời khen ngợi cho tác phẩm đầy tâm huyết này.
Nhật ký trong tù như một biểu tượng cho giá trị tinh thần cao quý của Hồ Chí Minh, không cần phải nói nhiều, nhìn thơ Người đủ hiểu hết, bộc lộ hết về Người. Để ngàn đời về sau này, tác phẩm vẫn mãi trường tồn cùng thời gian, nhắn cac thế hệ rằng đã có những chuỗi khó khăn trong cuộc đời cách mạng của Người,luôn nhắc nhửo noi theo gương Người.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Đào Quỳnh Anh
24/04/2020 10:43:51
Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo