LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong môi trường tự nhiên (đất, nước), pha log ở vi khuẩn có diễn ra không? Tại sao? Định nghĩa: "Sinh trưởng của vi sinh vật" là gì? Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

Câu 1: Trong môi trường tự nhiên (đất, nước), pha log ở vi khuẩn có diễn ra không? Tại sao?
Câu 2: Định nghĩa: "Sinh trưởng của vi sinh vật" là gì?
Câu 3: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Câu 4: Tại sao nói: "Dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật"?
Câu 5: Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp?
Câu 6: Vi khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức nào?
Câu 7: Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế nào?
Câu 8: Hãy mô tả sự tạo thành bào tử hữu tính ở nấm men.
Câu 9: Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tử hữu tính nào?

19 trả lời
Hỏi chi tiết
1.411
1
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:18:29
1.
Trong môi trường đất, nước, không khí… vi sinh vật không thể nào đạt được cả 4 pha cụ thể là pha lũy thừa (pha log) bởi vì trong môi trường rất nghèo chất dinh dưỡng. Trong đó, còn diễn ra sự cạnh tranh giữa các vi sinh vật khác, mặt khác các yếu tố môi trường không ổn định (nhiệt độ, pH, độ ẩm…).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:19:35
2. Sinh trưởng là sự tăng các thành phần của tế bào và có thể dẫn đến sự tăng kích thước cũng như số lượng của vi sinh vật hoặc cả hai.
0
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:20:19
3.

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng:

- Pha lag: Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, nên tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.

- Pha log: Vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt tới cực đại (thời gian thế hệ đạt tới hằng số).

0
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:20:57

Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log.

- Pha suy vong: Số lượng tế bào chết vượt số lượng tế bào mới sinh ra. Một số vi khuẩn chứa enzim tự phân giải tế bào. Số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.

0
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:21:42
4.
Người ta nói “Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật”, là vì con người thường xuyên bổ sung thức ăn vào dạ dày – ruột, đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm trao đổi chất cùng với vi sinh vật (tương tự như một hệ thống nuôi liên tục).
0
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:22:40
5.
Nếu nuôi vi sinh vật theo đợt thì dựa vào đường cong sinh trưởng, ta sẽ thu hoạch sinh khối vào cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng là thích hợp.
1
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:23:55
6.

Phân đôi

Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi.

Trong quá trình này, mỗi tế bào tăng lên về kích thước, tạo nên thành và màng, tổng hợp mới các enzim và ribôxôm đồng thời nhân đôi ADN. Sau khi tế bào đạt gấp đôi chiều dài (nếu là trực khuẩn) hoặc gấp đôi đường kính (nếu là cầu khuẩn), 1 vách ngăn sẽ phát triển tách 2 ADN giống nhau và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt. Cuối cùng thành tế bào được hoàn thiện và 2 tế bào con rời nhau ra.

- Một số vi khuẩn sinh sản bằng cách phân cắt đỉnh của sợi khí sinh (sợi sinh trưởng phía trên cơ chất) thành chuỗi bào tử. Ở môi trường thuận lợi, mỗi bào tử nảy mầm thành cơ thể mới.

- Nảy chồi: một số vi khuẩn sinh sản nhờ nảy chồi, tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một số vi khuẩn mới

0
0
Hiếu Giải Bài Tập
25/04/2020 21:27:00
7.Ở nấm men, chỉ một số sinh sản bằng cách phân đôi còn đa số sinh sản theo kiểu nảy chổi (nấm men rượu). Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi, chồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt được kích thước của tế bào mẹ.
0
0
0
0
2
0
Hải D
25/04/2020 21:40:52
Câu 1 :
không , vì chất dinh dưỡng trong đất + nước thiếu , sự cạnh tranh dinh dưỡng với các VSV khác , nhiệt độ , độ PH thay đổi
 
2
0
Hải D
25/04/2020 21:41:30
Câu 2:
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật  sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Thời gian thế hệ  thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
 
2
0
Hải D
25/04/2020 21:42:25
Câu 3:
  • Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng
  • Pha lũy thừa (pha log): Sinh trưởng với tốc độ lớn nhất, số lượng tế bào trong quần thể tăng nhanh
  • Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số tế bào sinh ra = số tế bào chết đi)
  • Pha suy vong
    • Nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy
    • Số tế bào trong quần thể giảm dần
2
0
Hải D
25/04/2020 21:43:08
Câu 4:
Người ta nói “Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật”, là vì con người thường xuyên bổ sung thức ăn vào dạ dày – ruột, đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm trao đổi chất cùng với vi sinh vật (tương tự như một hệ thống nuôi liên tục).
 
2
0
Hải D
25/04/2020 21:44:25
Câu 5 :

Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp ?

Nếu nuôi vi sinh vật theo đợt thì dựa vào đường cong sinh trưởng, ta sẽ thu hoạch sinh khối vào cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng là thích hợp.

2
0
Hải D
25/04/2020 21:45:05
Câu 6 : 
Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính (asexual reproduction), không sinh sản hữu tính ( tái tổ hợp di truyền). Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chia đôi (binary fission), hay trực phân. Trong quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo vách ngăn đôi tế bào mẹ.
 
2
0
Hải D
25/04/2020 21:45:47
Câu 7:
Quá trình nảy chồi ở nấm men : Ở nấm men, chỉ một số sinh sản bằng cách phân đôi còn đa số sinh sản theo kiểu nảy chổi (nấm men rượu). Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồichồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt được kích thước của tế bào mẹ.
 
2
0
Hải D
25/04/2020 21:46:44
Câu 8 : 

Nấm men có thể sinh sản hữu tính. Khi tế bào lưỡng bội giảm phân, tạo thành 4 hoặc trên 4 bào tử đơn bội có thành dày bên trong tế bào mẹ.

Ở đa số nấm men, thành tế bào mẹ trở thành một túi (nang) chứa các bào tử. Khi túi vỡ, các bào tử được giải phóng ; các bào tử đơn bội khác nhau về giới tính sẽ kết hợp với nhau tạo thành một tế bào lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ.

2
0
Hải D
25/04/2020 21:47:20
Câu 9 : 
Nấm sợi có thể sinh sản bằng bào tử hữu tính là bào tử tiếp hợp. Bào tử tiếp hợp được bao bọc bởi một vách dày, màu sẫm giúp chúng kháng được khô hạn và nhiệt độ cao.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư