Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xúc động khi tới lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng viết : “Rưng rưng trông Bác yên nằm / Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi / Ở đây lạnh lắm, Bác ơi / Chăn đơn bác đắp nửa người ấm sao

Phần I: (4đ)

Xúc động khi tới lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng viết:

Rưng rưng trông Bác yên nằm

 Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi

Ở đây lạnh lắm , Bác ơi

Chăn đơn bác đắp nửa người ấm sao ?”

Câu 1: Giọt nước mắt ‘’khó cầm cứ rơi’’ của tác giả làm em gợi nhớ tới một khổ thơ trong bài “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Hãy chép lại chính xác khổ thơ đó.(0.5đ)

Câu 2 : Cách biểu lộ tình cảm của dòng đầu tiên trong đoạn thơ em vừa chép là hình thức biểu cảm theo cách nào? (0.5đ)

Câu 3: Bằng một đoạn qui nạp khoảng 10 câu em hãy phân tích khổ thơ trên để thấy được sự xúc động mãnh liệt và ước nguyện chân thành, tha thiết của Viễn Phương  trước phút chia xa. Trong đoạn có sử dụng phép thế, lời dẫn trực tiếp (3đ)

Phần II: (6đ)  Cho đoạn văn sau:                             

“Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của quân Mỹ - ngụy , anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng , không còn đủ trăng trối lại điều gì , hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi , móc cây lược , đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu . Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy , chỉ biết rằng , cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ đôi mắt của anh.

          - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh  và khẽ nói. Đến lúc ấy , anh mới nhắm mắt đi xuôi.”

                              ( Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng )

Câu 1: Tác phẩm trên sáng tác trong hoàn cảnh nào? Xác định  nhân vật chính, ngôi kể,tình huống truyện (1đ)

Câu 2: Dùng câu một câu phủ định để tóm tắt nội dung đoạn trích trên.(0.5đ)

Câu 3: Xác định  số từ và  biện pháp nói giảm, nói tránh được sử dụng trong đoạn trích (1đ)

Câu 4: Trong bức tâm thư của cô gái tật nguyền Phạm Thị Nhí sinh năm 1966, ở Quảng Nam gửi Ngài tổng thống  Barack Obama, trong chuyến viếng thăm của Ngài tới Việt Nam từ ngày 23 đến 25 tháng 5  có viết: “..Mấy hôm nay người dân Việt Nam đều hướng đến chuyến viếng thăm của Ngài với nhiều cung bậc cảm xúc. …Chắc chắn tôi không có vinh dự như những người con gái Việt Nam xinh đẹp trong tà áo dài thướt tha cùng bó hoa tươi thắm tặng Ngài khi Ngài bước xuống sân bay, nhưng trong hàng triệu ánh mắt ,nụ cười thân thiện của người Việt, sẽ có một người phụ nữ lặng lẽ theo dõi từ xa và trân trọng gửi đến Ngài cùng phái đoàn lời chúc sức khỏe và hạnh  phúc. …Tôi chính là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai ở Việt Nam. Những người lính Mỹ đã rút đi từ lâu rồi nhưng nỗi đau mà họ để lại thì sẽ còn kéo dài nhiêu năm tháng nữa….

Qua lời tâm sự của cô gái tật nguyền em cảm nhận được điều gì về tình  cảnh và vẻ đẹp tâm hồn của cô dành cho vị  chính khách  đứng đầu một đất nước đã  từng gieo rắc đau thương cho nhân dân Việt Nam trong đó có cô? Theo em, chúng ta phải làm gì để xoa dịu nỗi nỗi đau cả về thể xác, tinh thần của họ?(2.5đ)

Câu 5: Kể tên một tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 9 là bài ca về  tinh thần nhân ái , sự đồng cảm, sẻ chia. Nêu tác giả. (1đ)

 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
6.287
3
7
Doãn
23/06/2020 14:03:39
+5đ tặng

Khổ thơ thứ tư là niềm xúc động mãnh liệt, sự nghẹn ngào và ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.

- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt, vì:

+ Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.

+ Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.

+ Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

- Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác.

+ Muốn làm chim hót chính là âm thanh đẹp đẽ, trong lành.

+ Muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ.

+ Muốn làm cây trung hiếu để giữ giấc ngủ bình yên cho Người.

- Điệp ngữ “muốn làm” biểu cảm trực tiếp và gián tiếp thể hiện tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả.

- Hình ảnh cây tre xuất hiện khép lại bài thơ một cách khéo léo

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k