Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khoa học - Lớp 5
02/05/2020 14:28:59

Cần làm gì để bảo vệ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?

Cần làm gì để bảo vệ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
Câu 12: Để phòng tránh bị xâm hại, em đã tự bảo vệ mình bằng những cách nào?
Câu 13: Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 14: Tại sao khi bị xâm hại chúng ta cần tìm người tin cậy để tâm sự?
Câu 15: Trong cuộc sống, chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông?
Câu 16: Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
Câu 17: Nên làm gì để phòng tránh bệnh viêm gan A?
Câu 18: Kể tên một số chất gây nghiện mà em biết? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với
các chất đó?
Câu 19: Nêu tác hại của hút thuốc lá? Uống rượu bia? Sử dụng ma tuý?
Câu 20: Nêu các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 gây ra?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
534
0
0
Bảo
07/11/2021 15:42:15
câu 11:Cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh ; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia, ma tuý,... ; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
câu 12:

- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.

- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .

- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

- Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.
câu 13:

+ Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,..

+ Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều người biết và giúp đỡ;

+ Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ;

+ Phải nói ngay với người lớn, người thân trong gia đình để có biện pháp giải quyết kịp thời,..
câu 15:

+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.

+ Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ £ 7 tuổi).

+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường à Nghe và quan sát bên trái, bên phải à đi qua khi đường vắng à Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.

+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè à đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.

+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.

+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.

          Đi xe đạp:

- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.

- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.

- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:

+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.

+ Không đi dàn hàng ngang 3 – 4.

          Đi xe ôtô và xe buýt:

- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.

- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).

- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.

- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.

- Ngồi tại chỗ.

- Không thò đầu, tay ra ngoài.

- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.

- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:

+ Trẻ £ 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.

- Xây dựng môi trường an toàn:

+ Tạo hành lang cho người đi bộ.

+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...

+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.

+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...

Sử dụng các  thiết bị an toàn

- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.

- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.

- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.​
câu 16:Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...)
câu 17:- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải. - Thực hiện ăn chín, uống chín.
câu 18,19:Rượu

Rượu là một thức uống phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi học đến lớp 12, hơn 70% thanh thiếu niên đã dùng thử rượu, và gần một nửa các trường hợp đang uống rượu (uống rượu trong 1 tháng vừa qua). Việc sử dụng rượu nặng cũng phổ biến, và những người uống rượu ở tuổi vị thành niên có thể bị ngộ độc rượu. Gần 90% tất cả các loại rượu mà thanh thiếu niên uống trong thời gian say sưa, khiến họ có nguy cơ bị tai nạn, chấn thương, hoạt động tình dục không mong muốn và các kết cục tồi tệ khác.

 

Xã hội và các phương tiện truyền thông cho rằng uống rượu là chấp nhận được hoặc thậm chí là hợp thời. Dù vậy, cha mẹ vẫn có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách đưa ra những yêu cầu rõ ràng cho thanh thiếu niên về việc uống rượu, đặt ra các giới hạn và theo dõi sự chấp hành đó. Mặt khác, thanh thiếu niên có người thân trong gia đình uống quá nhiều rượu có thể nghĩ hành vi này là chấp nhận được. Một số thanh thiếu niên ban đầu chỉ thử uống rượu nhưng sau đó có thể bắt đầu bị nghiện uống rượu. Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến chứng nghiện rượu là thời điểm bắt đầu uống rượu ở tuổi trẻ và yếu tố di truyền. Thanh thiếu niên có thành viên trong gia đình nghiện rượu nên được biết rằng họ cũng có nguy cơ cao có thể bị rối loạn này.


Thuốc lá

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên đã giảm đáng kể trong những năm 1990 và 2000 nhưng hiện tại đã có xu hướng tăng trở lại. CDC báo cáo rằng vào năm 2015, khoảng 11% học sinh trung học đang sử dụng thuốc lá (có hút thuốc lá trong 30 ngày trước đó), con số này là 27,5% vào năm 1991; và chỉ có khoảng 2% các trường hợp hút thuốc hằng ngày. Tuy nhiên, đa số người lớn hút thuốc lá bắt đầu hút thuốc trong thời thanh niên. Nếu thanh thiếu niên hút thuốc lá trước tuổi 19, họ sẽ có khả năng cao trở thành người hút thuốc khi trưởng thành. Trẻ em dưới 10 tuổi có thể đã thử hút thuốc lá. Khoảng 7 đến 8% học sinh lớp 9 có hút thuốc thường xuyên (1).

 

Các yếu tố nguy cơ cao là có cha mẹ hút thuốc (yếu tố tiên lượng đơn mạch nhất) hoặc có người bạn và hình mẫu yêu thích (ví dụ những người nổi tiếng) hút thuốc. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm

  •  

    Kết quả học tập kém

  •  

    Hành vi có nguy cơ cao (ví dụ như ăn kiêng quá mức, đặc biệt là ở các cô gái, đánh nhau và lái xe khi say rượu , đặc biệt là ở trẻ trai, sử dụng rượu hoặc các loại chất kích thích khác)

  •  

    Khả năng giải quyết vấn đề kém

  •  

    Tình trạng sẵn có thuốc lá

  •  

    Lòng tự trọng giảm
    câu 20:- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. - Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. - Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo