Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có đoạn: Cháu chiến đấu hôm nay; Vì lòng yêu Tổ quốc; Vì xóm làng thân thuộc; Bà ơi, cũng vì bà; Vì tiếng gà cục tác

ÔN TẬP NGỮ VĂN 7

I. TIẾNG VIỆT:
1. Đọc lại các nội dung kiến thức đã học phân môn Tiếng Việt từ đầu học kì I, và
bài Câu rút gọn đã học ở học kì II; làm lại các bài tập ở SGK.
2. Làm các bài tập sau:
a. Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có đoạn:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Viết 1 đoạn văn ngắn, trình bày giá trị của biện pháp tu từ được tác giả sử
dụng trong đoạn thơ để diễn tả những tình cảm của mình.
b. Đọc bài ca dao sau:

Con sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Con sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào?
Viết 1 đoạn văn ngắn, trình bày giá trị của biện pháp tu từ và cách dùng từ
được tác giả sử dụng trong bài ca dao.
II. VĂN BẢN:
1. Hệ thống hóa lại các văn bản đã học bằng cách hoàn thành bảng sau:
Số thứ tự Tên văn bản Tác giả Thể loại Phương thức
biểu đạt

Giá trị nội
dung và nghệ
thuật
(Có thể chia thành các bảng, dựa trên tiêu chí thể loại: truyện, thơ trung đại, thơ
hiện đại…)
2. Làm các bài tập sau:
a. Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ thành công nhất của Nguyễn
Khuyến về tình bạn. Theo em, những yếu tố nào đã tạo nên sự thành công ấy?
b. Phân tích cái hay của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang (Bà
Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
c. Viết một đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của một nhân vật văn học trong Chương
trình Ngữ văn 7, tập một.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Xem lại lí thuyết kiểu bài biểu cảm.
2. Cho đề bài sau: Viết bài văn biểu cảm về một người mà lúc gặp khó khăn em
thường nghĩ đến họ.

a. Lập dàn ý cho đề bài trên.
Yêu cầu chung:
a.1. Nội dung:
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
- Mối quan hệ của em với đối tượng biểu cảm.
- Tái hiện lại đối tượng biểu cảm và cảm xúc của em.
- Tưởng tượng tình huống để biểu cảm.
- Thông qua quá trình biểu cảm cần làm cho người đọc hiểu rõ vì sao mỗi lúc gặp
khó khăn em lại thường nghĩ đến người đó.
a.2. Kĩ năng:
- Bố cục rõ ràng;
- Vận dụng linh hoạt hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp;
- Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt.
b. Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên.

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
574

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×