LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng? Chúng đã bị thất bại ra sao? Vì sao đầu năm 1859 Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì?

1. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng? Chúng đã bị thất bại ra sao?
2. Vì sao đầu năm 1859 Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì?
3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc kí kết Hiệp ước này?
4. Từ sau Hiệp 
ước Nhâm Tuất (1862), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?

6 trả lời
Hỏi chi tiết
3.776
3
4
Evos Lynx
17/05/2020 18:23:46
1.
  • Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
  • Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. Vì vậy, sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nã đại bác lên bờ, rồi cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân, dân xây dựng phòng tuyến liên trù dài 3 km để chặn giặc ngay tạI cửa biển. Nhân dân còn dùng cột tre thùng gỗ đựng đầy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiến địch. Nhân dân vùng ven biển kiên cường chống trả quân xâm lược, khiến địch thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh. Tây Ban Nha nản chí bỏ cuộc. Pháp phải thay đổi kế hoạch. Tháng 2/1859 quay mũi tấn công vào Gia Định để thực hiện âm mưu mới “chinh phục từng gói nhỏ”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Evos Lynx
17/05/2020 18:24:04
2.
  • Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.
  • Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.
  • Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
  • Đánh xong Gia Định, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia và làm chủ lưu vực sông Mê-Kông.
  • Pháp phải hành động gấp, vì: Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn.

(Vì tất cả những lí do trên, Pháp quyết định đánh chiếm Gia Định (17-2-1859)).

2
1
Evos Lynx
17/05/2020 18:24:46
3.

a. Hoàn cảnh ra đời:

  • 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.
  • Thừa thắng Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862) (Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862).

b. Nội dung:

  • Triều đình nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ; Bồi thường 20 triệu quan…
  • Triều đình mở các cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên; cho thương nhân Pháp & Tây Ban Nha tự do buôn bán.
  • Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện triều đình chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông.

c. Đánh giá:

  • Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.
  • Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng TD Pháp.
2
1
Phương
17/05/2020 18:24:47

3]
Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh:

- Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).

- Nhân dân ta vẫn tiến hành cuộc kháng chiến quyết liệt. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy,… chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công.

- Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) làm nức lòng quân dân ta.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).

2
1
Evos Lynx
17/05/2020 18:25:12
4.

Những nét mới:

  • Độc lập với triều đình.
  • Vừa chống Pháp vừa chống Phong Kiến (…)
  • Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.
1
2
Phương
17/05/2020 18:25:59
Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Nguyễn ngày càng xa rời cuộc kháng chiến của dân tộc, dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng. Do đó phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam xuất hiện thêm một nhiệm vụ mới bên cạnh việc chống Pháp là chống phong kiến đầu hàng

=> Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng

 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư