Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng-phân-hợp trình bày cảm nghĩ của em về đoạn trích sau

viết đoạn văn theo phép lập luận tổng-phân-hợp trình bày cảm nghĩ của em về đoạn trích :

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn; hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất"; vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi (theo Dã sử, thì lúc này vua Quang Trung sai đốt hết lương thực và tự mình quấn khăn vàng vào cổ để tỏ ý quyết chiến quyết thắng, không chịu lùi). Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
5.825
12
3
Đăng Nguyễn
18/05/2020 11:40:11
Đoạn trích thuộc văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của tác giả Ngô gia văn phái đã tái hiện thành công, chân thực trận đánh của vua Quang Trung và quân nhà Thanh. Thật vậy, bằng những từ chỉ hoạt động mạnh cùng lối miêu tả sinh động, người đọc cảm nhận được khí thế áp đảo của nghĩa quân Quang Trung. Từ đoạn trích, người đọc cảm nhận được lối đánh thần tốc, cùng sự tính toán như thần của người anh hùng áo vải. Bằng mưu kế chiến lược của mình, ông đã đốc thúc lính ghép ván phủ rơm dấp nước nhằm không bắt lửa, tạo ra thế phòng thủ vô cùng vững chãi và kiên cố. Hơn nữa, việc chọn thời điểm đánh úp quân Thanh cũng được vua Quang Trung lựa chọn khôn khéo. Nhờ đó mà quân Thanh bị rối loạn, không chuẩn bị tốt để đánh trả. Cùng với đó, chi tiết "trời bỗng trở gió Nam" làm cho người đọc cảm thấy trời như giúp quân và dân Nguyễn Huệ trước thế lực tàn bạo và lớn mạnh của nhà Thanh. Hình ảnh vua QuangTrung trong chiến trận thật sự oai phong lẫm liệt, nhân dân tề nhất một lòng nghe theo chỉ huy: xông thẳng lên trước, quăng ván xuống đáy, cầm dao ngắn chém bừa, nhất tề xông tới mà đánh. Trái ngược với hình ảnh oai phong, lẫm liệt, có mưu kế của Nguyễn Huệ thì quân đội nhà Thanh lại phản kháng yếu ớt thảm hại: chả trúng người nào, tự làm hại mình. Tóm lại, người anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên vô cùng oai phong lẫm liệt có mưu kế không ngoan để lấy ít địch nhiều cùng hình ảnh yếu ớt thảm hại của quân đội nhà Thanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư