viết đoạn văn 3-5 nêu 1 số việc làm thể hiện đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đoạn văn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .
Ông cha ta thường khuyên bảo con cháu mình “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Nghĩa bóng câu tục ngữ nhắc nhở ta khi ăn quả ngon, quả ngọt phải luôn nhớ về người trồng đã vất vả, tận tâm tận tụy để tạo ra quả ngọt. Ẩn ý câu nói muốn gửi đến chúng ta thông điệp khi ta nhận được thành quả phải luôn biết ơn người đã giúp ta tạo ra thành quả ấy. Vậy tại sao ta cần phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta? Bởi những người trồng cây không ngại khó ngại khổ, ngại một nắng hai sương, đổ mồ hôi công sức để giúp ta tạo nên quả ngọt. Bạn sinh ra trên đời là nhờ bố mẹ, chăm sóc nuôi nấng bạn không ai khác ngoài bố mẹ, biết ơn công sinh thành dưỡng giục của họ là điều tất nhiên. Thầy cô dạy bạn nên người, cho bạn kiến thức, kĩ năng sống thế nên chúng ta cần phải biết ơn họ. Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người lái chuyến đò tri thức, nhà nước ta đã tạo lập ra ngày 20/11 – ngày nhà giáo Việt Nam để tri ân những người làm nhà giáo. Hơn hết những thành quả ta có được không phải tự nhiên mà có, đó là sự nỗ lực của biết bao người. Cơm ta ăn là do sự lao động vất vả của người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống yên ổn, tự do, hòa bình như ngày hôm nay là nhờ sự đổ máu của không biết bao nhiêu thể hệ. Biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người.Nhưng đó không phải là lời nói suông, chúng ta cần phải có hành động và việc làm cụ thể. Trước hết ta cần phải biết tôn trọng những thành quả, công sức mà người khác trao cho mình, không được lẵng phí, lạm dụng công sức lao động của người khác. Cụ thể ta cần phải biết giữ gìn những thứ mà mình đã có, những thứ đơn giản, nhỏ bé ngay xung quanh ta. Bố mẹ là người quan trọng nhất, bỏ nhiều công sức vì ta nhất, thế nên ta hãy luôn đối xử tốt với họ, trở thành đứa con có hiếu. Đối với xã hội, mỗi người cần phải sống có tình có nghĩa, đừng vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự giúp đỡ người khác. Chúng ta không phải chỉ biết ăn quả mà cần phải biết tạo ra quả ngọt. Thật vậy! Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trở thành công dân có ích.Ông cha ta khuyên bảo con cháu về lòng biết ơn qua câu tục ngữ khác “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Sang sông phải bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” . Biết ơn. Lòng thủy chung. Đó đều là phẩm chất đạo đức phải có với mỗi người. Lời khuyên của ông cha ta thật thấm thía đối với xã hội hôm nay và cả mai sau. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” không chỉ đề cao lối sống biết ơn mà còn phê phán những kẻ “Ăn cháo đá bát” những con người sống vô ơn, bội nghĩa, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, những con người thừa hưởng mà không biết tạo lập, phản bội lợi ích mà người đã mang đến cho mình. Nhưng con ngươi đó thật đáng lên án và phê phán. Câu tục ngữ đã in sâu trong mỗi người nhắc nhở mọi người về cách sống tốt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |