Hiện nay đảg và nhà nước ta có quan tâm phát triển giáo dục không.ví dụ
Giúp mik vs nha
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tại Việt Nam, trong các mô hình tăng trưởng kinh tế dài hạn, các nhà kinh tế thường đề cập đến khái niệm hàm sản xuất, theo đó sản lượng của nền kinh tế là hàm số phụ thuộc vào các biến số sản xuất như vốn con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực tự nhiên.
Gần đây, nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế, điển hình là mô hình tăng trưởng nội sinh với các tác giả Uzawa (1965), Lucas (1988) và Romer (1990) đó làm nổi bật vai trò của vốn con người và nhấn mạnh rằng kiến thức cũng như lợi ích ngoại ứng của giáo dục là động cơ chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Nghị quyết Trung ương 3, (khoá VII) năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết Trung ương 8, (khoá XI) một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”.
Với nhận thức rằng, chính sách giáo dục, đào tạo cùng với chính sách khoa học, công nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn, trong những năm qua, chính sách giáo dục, đào tạo ở nước ta đã được quan tâm chú ý và đổi mới, tạo ra nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều (Hình 1).
Năm 2015, tổng nguồn NSNN dành cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN. Chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 là 184.070 tỷ đồng. Theo đó, dự toán chi từ ngân sách địa phương (NSĐP) là 152.000 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương; chi từ ngân sách trung ương (NSTW) là 32.070 tỷ đồng.
Trong tổng chi từ NSTW 32.017 tỷ đồng, cũng bố trí 10.398 tỷ đồng hỗ trợ hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc các bộ, cơ quan trung ương. Chi đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo năm 2015 là 33.756 tỷ đồng; trong đó, chi của NSTW là 14.096 tỷ đồng; chi NSĐP là 19.660 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí được ưu tiên xây dựng thêm phòng học cho giáo dục mầm non và phổ thông để xóa phòng học tạm thời, xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương…
So với các nước, trong khu vực, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên GDP của Việt Nam cao hơn hẳn nhiều nước, thậm chí so với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, chẳng hạn như Singapore (3,2% năm 2010), Malaysia (5,1%), Thái Lan (3,8%), Hàn Quốc (5,2% năm 2011), Hồng Kông (3,5%).
Tính theo GDP, chi tiêu từ nguồn lực nhà nước cho giáo dục, đào tạo ở Việt Nam khá cao so với các nước, khu vực được đem ra so sánh. Số liệu hình 2 cho thấy chi tiêu công cho giáo dục, đào tạo/GDP của Việt Nam năm 2012 chiếm 6,3%, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển.
Ngoài ưu tiên chi tiêu ngân sách cho giáo dục, Chính phủ còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác như thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật…
Ngoài ra, Chương trình Tín dụng ưu đãi dành sinh viên thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập và lập nghiệp. Đến năm 2016, tổng doanh số cho vay của Chương trình đạt trên 56 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ gần 21 nghìn tỷ đồng với trên 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn học tập và lập nghiệp.
Hạn mức cho vay đối với học sinh, sinh viên được điều chỉnh tăng qua từng năm, từ mức vay 8 triệu đồng/sinh viên/năm năm 2008 lên mức 11 triệu đồng/năm. Đồng thời, mức lãi suất cũng được điều chỉnh từ 0,65%/tháng còn 0,55%/tháng, đáp ứng nhu cầu thực tế của học sinh, sinh viên và điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |