Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo dục Công dân - Lớp 9
03/06/2020 17:18:52

Đọc các tình huống sau, chỉ ra lỗi của Duy trong trường hợp này

2 trả lời
Hỏi chi tiết
162
2
0
Vân Hi
03/06/2020 18:52:30
tình huống 3: Lỗi của duy trong trường hợp trên là trốn học và gây gỗ đánh nhau
 Đối với những HS có hành vi vi phạm "Nội quy học sinh" (đi trễ, trốn học, trốn tiết, không thực hiện đồng phục về, áo, quần, giày, dép, tóc…, không thuộc bài, không làm bài tập):
-Mức đô nhẹ (1-3 lần):
+ Gíam thị ghi nhận và nhắc nhở HS không được tái phạm.
+ Giám thị yêu cầu học sinh viết bản tự kiểm điểm, phê bình học sinh và thông báo cho GVCN biết để cùng phối hợp giáo dục.
+ Giám thị lập biên bản, yêu cầu học sinh viết cam kết đồng thời thông báo cho GVCN biết để mời CMHS vào trường thông báo sự việc và cam kết giáo dục học sinh.
-Tái phạm nhiều lần(3 lần tái phạm trở lên):
+ Giám thị lập bảng tổng hợp các vi phạm của học sinh chuyển GVCN để GVCN xử lý học sinh bằng hình thức khiển trách trước lớp; GVCN phải thông báo cho CMHS biết.
+  Giám thị lập hồ sơ đề nghị hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét hình thức kỷ luật (theo hướng dẫn tại thông tư của Bộ GD&ĐT).
Tùy thuộc theo mức độ nặng nhẹ, số lần tái phạm của Duy.
Gây gỗ đánh nhau, nếu gây thương tích mạnh lên người khác. Duy sẽ bị xử lí theo điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích. Nếu chỉ là tường hợp nhẹ, nhưng vì ý gây gỗ đánh nhau, Duy sẽ bị kỉ luật và cảnh cáo trước trường, có thể sẽ bị đình chỉ học ở khoảng thời gian nhất định hoặc buộc phải thôi học.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Vân Hi
03/06/2020 19:02:27
tình huống thứ 4: 

Ông Bá có vi phạm pháp luật.
 

Theo đó, Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. Trong đó, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Đối với những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm: Bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó nghiêm cấm hành vi: “Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông”.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Công dân mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo