LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài nghị luận xã hội về sự chân thành

Lập Dàn Bài Nghị Luận Xã Hội Về Sự Chân Thành

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.281
1
0
Hằng
07/07/2020 22:43:23
+5đ tặng
Mở bài

 

Dẫn dắt vào vấn đề:
Có một câu danh ngôn nói về lòng chân thành rằng mà tôi tâm đắc rằng: “Lòng nhiệt tình là thiên tài của sự chân thành, và sự thật không dành được chiến thắng nào nếu thiếu nó”.
Vâng, giữa vòng xoáy bộn bề của cuộc sống, những mối lo về cơm áo gạo tiền này thì sự chân thành là liều thuốc giúp con người tạo được thế quân bình, khiến thâm tâm thật thoải mái, bình yên.
Thân bài

 

1. Sống chân thành là gì?
Sống chân thành hay sống chân thật là sống ngay thẳng, thật thà, không dối trá, hai mặt. Sự chân thành được thể hiện không chỉ ở lời nói mà còn ở bắt rễ sâu xa từ nơi đáy lòng, bằng tình cảm thật sự thì mới có sức thuyết phục.
Người sống chân thành là luôn thành thật với bản thân mình, đối xử với tất cả mọi người xung quanh bằng lòng yêu thương, bao dung và hướng tới giá trị thật, bền vững. Biết theo đuổi những giá trị cuộc sống bề vững và có ý nghĩa thay vì suy xét, so đo những thiệt hơn ở đời. Chỉ khi sống chân thành, tâm hồn của con người mới được nhẹ nhõm, an yên.
2. Bàn luận: Vai trò, ý nghĩa của sự chân thành
Chân thành là thước đo tấm lòng của con người, sống thực thà sẽ có được niềm tin tưởng, quý mến và có cơ hội thử thách để thành công. Người trung thực nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của mình để từ đó tìm cách phát huy, khắc phục, sửa đổi để hoàn thiện bản thân.
 

Nếu trung thực là biểu hiện của chuẩn mực đạo đức thì chân thành bản chất của con người dám sống hết mình. Sống chân thành sẽ giúp con người với con người xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn, cái ác cái xấu giảm đi, cái tốt được vinh danh, đề cao. Cũng như nói dối sẽ bị mọi người ghét bỏ, sống không chân thành không nhận được sự tín tưởng. Lời nói từ người không thành thật không có trọng lượng, khiến người đời chế giễu, bị cô lập.
 
Ngược lại, người chân thành được nhận về nhiều sự quý trọng, cuộc sống của người đó yên ổn, thanh thản hơn gấp bội lần bởi họ không cần phải dò xét, tính toán thiệt hơn, nịnh hót hay bợ đỡ người khác. Hơn nữa, người sống chân thành biết bản thân mình muốn gì, sẵn sàng dấn thân vào đam mê và theo đuổi đam mê. Sống thật với suy nghĩ, biết đứng lên bảo vệ lẽ phải, đấu tranh chống lại cái xấu cũng là một loại chân thành.
3. Phê phán lối sống giả dối, mưu lợi trong xã hội hiện nay
Cuộc sống xung quanh chúng ta vẫn còn hiện hữu lắm kẻ sống bằng sự dối trá. Họ là những kẻ chuyên lừa gạt người khác, ăn không nói có. Sống giả dối gây hại, nó như con sâu đục khoét, kéo theo nhiều cái ác, khiến suy đồi đạo đức xa hội. Khi đó, đời sống con người sẽ rơi vào cảnh loạn lạc, công lý không được bảo vệ.
Đức tính trung thực, tấm lòng chân thành là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ. Tâm hồn bạn chỉ thực sự tỏa sáng khi nó đủ trung thực một cách đúng đắn nhất. Sống chân thật là phải nói sự thật, tuy nhiên cần phải nói một cách khéo léo và tế nhị để tránh làm tổn thương, xúc phạm người khác. Dùng tấm lòng chân thành góp ý, thay đổi người khác theo điều tích cực.
4. Cần làm gì để xây dựng lối sống chân thành?
Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách mà không biết rằng, sự chân thành cố gượng ép đó là sự ngụy trang cho thói giả dối, nịnh nọt.
Có một bậc hiền nhân nói rằng: ‘Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành”. Đơn giản là bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất. Người ta cũng cho rằng, sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng có sự hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, chân lý.
Hành xử trong sự chân thành sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh… Hãy thành thật với bản thân, với mọi người xung quanh. Muốn thế, hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình cũng như đừng tự huyễn hoặc người khác.
Tuy nhiên, tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, nhân hậu và có văn hóa, nếu không sẽ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy biết phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn, hay khôn ranh, đó chỉ là kẻ “khôn” để cầu danh lợi.
 
Kết bài

 

Khi ta sống đủ chân thành, bình yên trong tâm và tình yêu trong cuộc sống sẽ tới. Đi đến tận cùng hành trính của đời người, sự chân thành mới là vĩnh cửu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Hằng
07/07/2020 22:44:07
+4đ tặng
Sự chân thành là một thứ phương thuốc thần diệu nhất giúp con người tạo được cho mình một thế quân bình trong đời sống. Sống trong một xã hội cuộc sống thường ngày phải chung đụng cùng bao nhiêu người mà ta bắt buộc phải giao tiếp thường xuyên, nếu trong những cuộc tiếp xúc chúng ta thiếu lòng chân thành tự nhiên sẽ bị mọi người coi thường và tìm phương trốn lánh, nói một cách khác là chúng ta sẽ hoàn toàn bị cô lập. Đó chính là một điều thất bại vô cùng tai hại cho công cuộc tiến thủ cho chúng ta trên bước đường đi tìm tương lai. Ngoài ra lòng thành thật còn giúp chúng ta có thêm một phương tiện để chinh phục lòng người. Nếu một con người sống ngoài xã hội lại thiếu tinh thần ngay thẳng, nghĩa là sống không có lòng thành thật tự nhiên sẽ tạo cho mình một sự thất bại không phương cứu vãn. Một con người có lòng thành thật, luôn luôn bao giờ cũng tôn trọng chữ thành và chữ tín, nhất định sẽ được mọi người sống chung quanh mình ưu đãi bằng tất cả sự kín đáo tha thiết. Ngược lại một người chủ trương lọc lừa, xảo trá, gian ngoa làm bất cứ một công việc gì cũng luôn luôn bị những người chung quanh tìm những cách lánh xa. Lòng chân thành là một thứ tính tình quan hệ để giúp con người bảo toàn được thiên chức làm người của cá nhân, chính lòng chân thành cũng giúp cho con người nêu cao nhân cách. Vì những lý do đó cho nên trong phương diện xử thế vấn đề được đặt ra trước nhất là lòng chân thành, sự thành thật giữa người đối với người là như thế. Con người nếu sống trong xã hội luôn bị những người khác cạnh tranh thì vấn đề chân thành càng phải được bảo toàn hơn bao giờ hết. Vì chân thành, con người mới tạo được những uy tín cho cá nhân mình và làm cho mọi người chung quanh khâm phục, từ chuyện khâm phục cá nhân con người mới có thể nói đến những vấn đề mật thiết lâu bền. Tóm lại, con người muốn thành công trên trường đời bao giờ cũng phải tạo cho mình lòng chân thành tuyệt đối và chỉ có lòng thành thật mới đem đến cho con người sự chiến thắng ở đời mà thôi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư