Cho đến thời điểm tháng 10 năm 2010, tỉnh Đồng Nai có 40 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Di tích căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà có 2 địa điểm cấu thành một ở huyện Trảng Bom và một ở huyện Long Thành. Các loại hình di tích khá phong phú như: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc và di tích truyền thống đấu tranh cách mạng.
Di tích được xếp hạng cấp quốc gia có 24 di tích (xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng), gồm: Mộ cự thạch Hàng Gòn (1982), Địa điểm chiến thắng La Ngà (1986), Nhà Xanh (1986), Đài Chiến sĩ/Đài Kỷ Niệm (1988), Danh thắng Đá chồng Định Quán (1988), Toà Hành chánh Long Khánh (1988), Đình An Hoà (1989), Danh thắng Bửu Long (1990), Chùa Đại Gíac (1990), Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (1990), Đình Tân Lân (1991), Đền thờ và Mộ Nguyễn Hữu Cảnh (1991), Chùa Long Thiền (1991), Nhà hội Bình Trước (1991), Quảng trường Sông Phố (1991), Đền thờ Nguyễn Tri Phương (1992), Nhà lao Tân Hiệp (1994), Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghỉa binh (1994), Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam Bộ (1997), Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1998), Địa đạo Suối Linh (1999), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (2001), Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu (2001), Địa đạo Nhơn Trạch (2001)
Di tích được xếp hạng cấp tỉnh có 16 di tích ((xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng), gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (1979), Toà bố Biên Hoà (1979), Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (2001), Đình Bình Quan (2004), Đình Phú Mỹ (2005), Nhà cổ Trần Ngọc Du (2005), Địa điểm Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (2005), Địa điểm thành lập chi bộ Đảng cộng sản Bình Phước Tân Triều và Tỉnh uỷ Lâm thời Biên Hoà (2007), Đình Phước Lộc (2007), Thành Biên Hoà (2008), Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (2008), Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu (2008), Đình Hưng Lộc (2008), Đình Phước Thiền (2009), Núi Chứa Chan (2009), Vườn Cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (2009).
Di tích phân bố trên các địa bàn hành chánh như sau:
Biên Hoà có 21 di tích, gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (phường Quang Vinh), Toà bố Biên Hoà, Nhà hội Bình Trước, Quảng trường Sông Phố (phường Thanh Bình), Nhà Xanh (phường Thống Nhất), Đài Chiến sĩ, Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (phường Trung Dũng), Danh thắng Bửu Long, Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu (phường Bửu Long), Chùa Đại Giác, Đền thờ - mộ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu, Đình Bình Quan (xã Hiệp Hoà), đình Tân Lân (phường Hoà Bình), Chùa Long Thiền, Đền thờ Nguyễn Tri Phương (phường Bửu Hoà), Nhà lao Tân Hiệp (phường Tân Tiến), Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (phường Long Bình và phường Tam Hiệp), Nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn), Thành Biên Hoà (phường Quang Vinh), Đình An Hoà (xã An Hoà)
Thị xã Long Khánh có 03 di tích, gồm: Mộ Cự thách Hàng Gòn (xã Hàng Gòn), Toà hành chánh Long Khánh, Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (phường Xuân An).
Huyện Định Quán có 02 di tích: Địa điểm chiến thắng La Ngà (xã Phú Ngọc), Danh thắng Đá chồng (thị trấn Định Quán)
Huyện Long Thành có 03 di tích, gồm: Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghĩa binh (xã Long Phước), Đình Phước Lộc (thị trấn Long Thành), Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (xã Bình Sơn)
Huyện Vĩnh Cửu có 04 di tích, gồm: Căn cứ khu uỷ miền Đông Nam Bộ, Địa đạo Suối Linh (xã Hiếu Liêm), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (xã Phú Lý), Địa điểm thành lập chi bộ Bình Phước – Tân Triều và Tình uỷ lâm thời Biên Hoà (xã Tân Bình).
Huyện Nhơn Trạch có 04 di tích, gồm: Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (xã Phú Đông), Địa đạo Nhơn Trạch (xã Long Thọ), Đình Phú Mỹ (xã Phú Hội), Đình Phước Thiền (xã Phước Thiền).
Huyện Thống Nhất có 02 di tích, gồm: Đình Hưng Lộc (xã Hưng Lộc), Vườn cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (xã Bàu Hàm 2).
Huyện Xuân Lộc có 01 di tích, gồm: Núi Chứa Chan trên địa bàn các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Suối Cát, Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray.
Huyện Trảng Bom có 01 di tích, gồm: Căn cứ tỉnh uỷ Biên Hoà (xã Thanh Bình).
Nhận xét
Bạn không có quyền thêm nhận xét.