LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình hình kinh tế và văn hóa của nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
208
2
0
I love Handsome
15/06/2020 20:23:33

* Kinh tế:
- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. 
- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật đạt trình độ cao.

* Văn hóa:
- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

* Xã hội:
- Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.
- Cham-pa phát triển và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Long
15/06/2020 20:26:54
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. 
- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật đạt trình độ cao.

* Văn hóa:
- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

* Xã hội:
- Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.
- Cham-pa phát triển và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.
chấm điểm cho mik nhé
0
0
Đặng Đình Đức
15/06/2020 20:27:24

gười Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.

Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

 

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...

Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư