LỜI MỞ ĐẦUGiữa lúc nước nhà đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo và có một đường lối cách mạng đúng đắn, một lý luận soi đường, Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Tất cả đã được giải quyết từ khi Đảng ra đời – một bước ngoặt trọng đại của cách mạng Việt Nam. Quá trình vận động thành lập Đảng là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài, toàn diện của Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Việt Nam. Trong đó người có vai trò hàng đầu, có tác động lớn nhất đến việc thành lập Đảng là lãnh tụ Hồ Chí Minh. NỘI DUNGI. VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối cứu nước. Các phong trào yêu nước của Trương Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... đều không đi đến thắng lợi, Các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đều bất lực trước những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. Chính trong hoàn cảnh này, người đã ra đi tìm đường cứu nước.Khác hẳn với các nhà nho yêu nước đương thời như Phan Bội Châu đi về phía Đông, Nguyễn Ái Quốc đi về phía tây, nơi có nền khoa học kĩ thuật tiên tiến, với nhận thức là “muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu được kẻ thù”. Chính vì vậy, đầu tiên, Người đã đến Pháp để tìm hiểu thực chất nền văn minh phương tây ẩn giấu sau các từ hoa mĩ “tự do, hòa bình, bác ái”.1 Ngày 5-6-1911, trên chiếc tày buôn của Pháp, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 7 – 1911, Người đến cảng Mác-xây, sau đó qua nhiều nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mĩ Latinh, châu Á. Người nói “ở đâu cũng chỉ có 2 loại người: Người bị áp bức, và người đi áp bức người khác. Từ đó người rút ra kết luận: Nhân dân lao động tất cả các đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc đâu cùng là thù. Kết luận trên là sự tổng kết quan trọng để sau này Nguyễn Ái Quốc tìm ra được chân lí cứu nước cho nhân dân Việt Nam.Cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi (11/1917), Từ Luân Đôn, Người trở về Pari để tiếp tục hoạt động, tại đây người đã tham gia Đảng xã hội Pháp và tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.Tháng 6 – 1919, Người dã gửi tới hội nghị Versailles 1 bản yêu sách gồm 8 điều đòi các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Yêu sách đó không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và giới Việt kiều Pháp. Qua sự kiện này, Người đã rút ra được bài học thứ hai: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc. Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự thực hiện của cách mạng vô sản và cách mạng thế giới".Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Luận cương đã Người khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.Tháng 12/1920 tại đại hội Đảng xã hội Pháp lần thứ XVIII ở Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến trong quá trình nhận thức của Người: Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người đã đến với chủ nghĩa cộng sản và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam, con đường giải phóng dân tộc với giải phóng người lao động.2 Do đó, công lao to lớn đầu tiên của Người là xác định xác định con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân Việt Nam, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước từ 1919 – 1920.II. VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG VIỆC CHUẨN BỊ VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ TỔ CHỨC ĐỂ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM1. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trịNguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo: “Người cùng khổ”, “Đời sống công nhân”, “Nhân đạo”, tạp chí “Cộng sản”, “Thư tín quốc tế”, đặc biệt là năm 1925 Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn đến các phong trào yêu nước trong nước và các nước thuộc địa… Trong nội dung của các bài báo, các tác phẩm người đều lên án chủ nghĩa thực dân, vạch trần bản chất xâm lược phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chúng. Người tố cáo đanh thép trước thế giới và nhân dân Pháp tội ác tày trời của thực dân Pháp với các nước thuộc địa và thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí phản kháng của các dân tộc thuộc địa.Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước (thể hiện tập trung trong tác phẩm Đường kách mệnh) với những nội dung cơ bản:• Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, là kẻ thù trực tiếp và nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa...• Con đường đi lên của Cách mạng Việt Nam là cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cuộc Cách mạng XHCN đi lên CNXH. Hai giai đoạn Cách mạng này có quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau.• Mối quan hệ giữa Cách mạng chính quốc và Cách mạng thuộc địa có mối quan hệ khăng khít với nhau. Phải thực hiện sự liên minh chiến đấu giữa