Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể chuyện về hai bà Trưng

Kể chuyện về hai bà trưng

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.118
1
4
Ngoc Hien
18/06/2020 14:17:46
+5đ tặng

Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba Vì (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.

Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).

Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.

 

Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng

Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh  Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền  Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ  Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán

Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.

Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.

Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm ược. Mã Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mã Viện đã dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lãng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rõ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng nghìn người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy trì lực lượng ở Lãng Bạc thì quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mã Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lãng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đã được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đã giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…

Tòa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mã Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo mình xuống dòng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của mình, có người đã hy sinh.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Nguyễn Minh Thạch
18/06/2020 14:17:55
+4đ tặng

Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba Vì (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.

Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).

Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.

 

Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng

Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh  Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền  Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ  Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán

Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.

Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.

Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm ược. Mã Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mã Viện đã dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lãng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rõ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng nghìn người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy trì lực lượng ở Lãng Bạc thì quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mã Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lãng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đã được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đã giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…

Tòa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mã Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo mình xuống dòng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của mình, có người đã hy sinh.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.


3
2
Nguyễn Minh Thạch
18/06/2020 14:18:21
+3đ tặng

Hai Bà Trưng là tên gọi tắt, suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa lớn vào loại sớm nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại chống xâm lược, nô dịch. Họ trở thành những nữ hoàng đầu tiên, cai quản quốc gia, dân tộc sau khi đất nước được giải phóng, hồi đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.

Sử cũ chép rằng Hai Bà là dòng dõi lạc tướng (người đứng đầu bộ lạc) Mê Linh (miền đất rộng, giữa Ba Vì và Tam Đảo) thời Hùng Vương. Truyền thuyết nói Hai Bà là con gái bà Man Thiện, cũng là một phụ nữ đảm lược, quê hương ở vùng Ba Vì. Ngọc phả ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn - những nơi có đền thờ chính của Hai Bà - đều chép Hai Bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất (năm 14 sau công nguyên). Các sử cũ cũng chép ràng Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi lạc tướng Chu Diên (miền đất dọc sông Đáy).

Mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 sau Công Nguyên) một cuộc khởi nghĩa đồng loạt, rộng lớn, mãnh liệt đã nổ ra nhân việc Thái thú (quan cai trị nhà Hán) ở Giao Chỉ (miền đồng bằng Bắc Bộ) là Tô Định giết hại Thi Sách. Nhưng nguyên nhân cơ bản của cuộc khởi nghĩa là vì tinh thần yêu nước, giải phóng và khôi phục nền độc lập cho đất nước, chống áp bức, thống trị và nô dịch, đồng hóa của nhà Hán (Trung Quốc). Một sáng mùa xuân năm ấy tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh:

Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kêu oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.

"Trưng Trắc là người can đảm, hùng dũng" (lời thừa nhận của bộ chính sử chép về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào loại cổ nhất của Trung Quốc) đã cùng em gái đứng đầu cuộc khởi nghĩa liên kết được sức mạnh toàn dân (trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa...) và toàn quốc (không chỉ gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là miền đất Việt Nam ngày nay, từ nam Trung Bộ trở ra, mà cả đất Hợp Phố bây giờ là nam Quảng Đông - Trung Quốc).

Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong thời gian ba năm (từ năm 40 đến năm 43).

Năm Tân sửu (41), nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc, tổ chức kháng chiến đánh những trận lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cấm Khê và cuối cùng đã hy sinh anh dũng tại dòng Hát giang vào ngày mồng sáu tháng hai năm Quý Mão (năm 43 sau công nguyên), để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu. Cũng có truyền thuyết nói rằng Hai Bà đã lên núi Thường Sơn và hóa thân ở đó. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà.


3
1
Nguyễn Minh Thạch
18/06/2020 14:18:56
+2đ tặng

Tranh 1: Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng.

Tranh 2: Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà Trưng chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa.

Tranh 3: Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.

Tranh 4 : Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.




1
4
Phạm Minh Thắng
18/06/2020 14:19:05
+1đ tặng

Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng.Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà Trưng chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn. Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo