LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách làm văn nghị luận

cách làm văn nghị luận (chứng minh-giải thích)
(Mình đang cần rất gấp,mai mình thi rùi,cảm ơn bn đã trả lời hộ mình nha)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
203
1
1
Khanh
22/06/2020 17:59:13
+5đ tặng
Yêu cầu của bài văn nghị luận giải thích
trong bài văn giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau:
Giải thích bằng các định nghĩa, nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định của đề bài.
Kể ra các biểu hiện của vấn đề như so sánh đối chiếu các hiện tượng, giảng giải các mặt lợi hại của một vấn đề, cách giải quyết vấn đề…
Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra.
Để giải thích vấn đề được thấu đáo, trong quá trình giảng giải vấn đề, ta cần biết đặt ra và trả lời câu hỏi đặc trưng của giải thích: Tại sao? Như thé nào? Làm thế nào? Những câu hỏi này xoay quanh vấn đề được đặt ra và trả lời bằng sự hiểu biết của mình từ thực tế, văn học,...
Trong bài văn giải thích, có khi cần lấy vài dẫn chứng để chứng minh, dẫn giải cho lập luận nhưng không dẫn giải tràn lan, biến giải thích thành chứng minh.
Chú ý về lí lẽ, nó là yếu tố chính của bải giải thích, giúp người đọc ( nghe) hiểu bản chất vấn đề. Do đó, lí lẽ phải chặt chẽ, có cơ sở thuyết phục và đề cập được mọi mặt của vấn đề. 
Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận giải thích
Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, người viết cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích.
Trích dẫn câu nói, tư tưởng đạo lí cần giải thích
Sau khi nêu ra vấn đè trọng tâm, người viết cần trích dẫn vấn đề cần giải thích vào bài làm. Đồng thời, kết hợp với việc khái quát nội dung câu nói.
Thân bài
Người viết cần có những luận điểm rõ ràng, mạch lạc với các thao tác bình luận, giải thích, đánh giá.
Giải thích vấn đề cần nghị luận:
Giải thích những từ khóa quan trọng, những từ ngữ trong câu nói chưa rõ nghĩa.
Giải thích nội dung của câu nói cần bàn luận
Bình luận, đánh giá vấn đề, tư tưởng hay câu nói cần giải thích thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng.
Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân.
Đề xuất những phương hướng cụ thể về nhận thức và hành động trong cuộc sống.
Liên hệ bản thân bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập và cuộc sống.
Kết bài
Khẳng định lại một lần nữa giá trị cuẩ vấn đề tư tưởng, đạo lí cần giải thích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
트란 타이 투안
22/06/2020 18:00:10
+4đ tặng

Để làm được một bài văn nghị luận xã hội nhanh, chính xác nhất, đòi hỏi học sinh có những hiểu biết nhất định về các vấn dề thời sự, chính trị-xã hội nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là các vấn đề đang được đưa ra bàn luận. Vì thế, học sinh nên tích lũy kiến thức qua báo đài, sách vở, mạng xã hội.
Tập thói quen ghi chép, đặc biệt là các sự kiện xã hội xảy ra xung quanh ta, nâng cao nền tảng văn hóa, tri thức cho bản thân.
Tham khảo các bài xã luận, phóng sự, điều tra. Học tập cách lập luận về một vấn đề xã hội.
Học cách hệ thống hóa các vấn đề, so sánh, đối chiếu các quan điểm khác cùng chiều hay ngược chiều xung quanh một vấn đề, đưa ra ý kiến của bản thân.
Gợi ý cách làm các dạng bài văn nghị luận xã hội

 

Kiểu văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý

 

Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

Thân bài

1. Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận (0,5 điểm) (khoảng tầm 10 dòng).
 
Lưu ý: khi giải thích cần bám sát tư tưởng, đạo lý mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện.
Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý, chưa rõ nghĩa.
Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn, giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa toàn bộ tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu.
2. Bàn luận tư tưởng, đạo lý mà đề yêu cầu (2, 0 điểm), (khoảng 1,5 dòng)
Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng mà đạo lý yêu cầu. Lưu ý: phân tích, chia tách tư tưởng đạo lý thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá; dùng lý lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những quan niệm sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý; khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu.
Lưu ý: người viết nên tự đặt ra và trả lời câu hỏi; tư tưởng, đạo lý ấy đầy đủ, toàn diện hay chưa, có cần bổ sung thêm điều gì không? Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá, bổ sung cho hợp lý, chính xác. Người viết cần có bản lĩnh, lập trường, tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lý, có tính thần xây dựng và phù hợp với đạo lý.
 
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống (0,5 điểm) (khoảng 10 dòng).
Khi đưa ra bài học nhận thức, hành động cần lưu ý:
Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu.

Kết bài

Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lý đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Kiểu văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

 

Mở bài
 


Giới thiệu về vấn đề, hiện tượng cần bàn luận.
Mở ra hướng giải quyết vấn đề cần bàn trong bài, thường là trình bày suy nghĩ.

Thân bài

 
1. Giải thích hiện tượng đời sống (0,5 điểm) (khoảng 10 dòng).
 
Khi giải thích cần lưu ý:
Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện.
Làm nổi bật được các vấn đề cần bàn bạc trong bài.
2. Bàn luận về hiện tượng đời sống (2.0 điểm) (khoảng 1,5 đến 2 dòng)
Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận, lí giải mặt tích cực cũng như hạn,chế của sự vật, hiện tượng. Bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án.
Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục, mặt tiêu cực, phát huy tính tích cực của sự vật, hiện tượng.
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Kết bài

Đánh giá chung về sự vật, hiện tượng đời sống đã bàn luận.
Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học

 

Mở bài
 

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.
Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

Thân bài

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm):

Cổ xệ vì khối BƯỚU CỔ hơn 40 năm - Đây là cách bà Hiệu cải thiện bệnh!
Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận
2. Bàn luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phấm văn học:
Vận dụng kĩ năng đọc-hiểu văn bản để trả lời câu hỏi: vấn đề đó là gì, được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
Cần nhớ, tác phẩm văn học chí là cái cơ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội. Không nên đi sâu vào phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề xã hội, ý nghĩa của vấn đề cần bàn bạc.
Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội ấy:
Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học, có thể là 1 tư tưởng đạo lý, có thể là một hiện tượng đời sống.
Người viết cần nắm vững cách thức làm bài văn nghị luận xã hội.
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống (0,5 điểm)
Khi đưa ra nhận thức, hành động cần lưu ý:
Bài học phải được rút kinh nghiệm từ chính vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu. Phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực, tránh chung chung, trừu tượng.
Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức và một về hành động.
Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu.

Kết bài

Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư