Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến chính về phong trào đó?

Phong trào cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Neu diễn biến Chính về phong trào cần vương 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
548
1
1
Phonggg
29/06/2020 12:13:27
+5đ tặng

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phonggg
29/06/2020 12:14:30
+4đ tặng
+ Diễn biến:
- Đêm 4, rạng 5-7-1885, phải chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế (đồn Mang Cá, Tóa Khâm Sứ) nhưng thất bại.
-> TTT đưa vua Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- ngày 13-7-1885: TTT lấy danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cân Vương.
-> Từ đó thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân thành phong trào Cần Vương sôi nổi.

+ Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương:
a, giai đoạn 1 (1885 - 1888)
- Đặc điểm: có sự chỉ đạo thống nhất của triều đình.
- Lãnh đạo: các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: toàn thể nhân dân ta.
- Địa bàn: Bắc Kì và Trung Kì.
- Kết quả: vua Hàm Nghi bị bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc -> bị đày sang An-giê-ri.
b, giai đoạn 2 (1888 - 1896)
- Đặc điểm: ko còn sự chỉ đạo thồng nhất của triều đình.
- Lãnh đạo và lực lượng: văn thân, sĩ phu và toàn thể nhân dân.
- Địa bàn: thu hẹp, chuyển lên vùng trung du miền núi -> quy tụ thành những trung tâm lớn.
1
1
Phonggg
29/06/2020 12:15:51
+3đ tặng
Nguyên nhân:
Sau khi kí hiệp ước Hac-mang và Patonot
- Pháp: thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên Bắc Kì và Trung Kì.
- Nhân dân, các quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước: tiếp tục đấu tranh.
- Triều đình: chuẩn bị mọi công tác để chống Pháp. Gồm có 2 bộ phận: Phái chủ hòa và phái chủ chiến.
* phải chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu): mạnh tay hành động, loại bỏ những ông vua thân Pháp, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi. Chuẩn bị lực lượng để kháng chiến chống Pháp.
-> Pháp quyết định tiêu diệt phái chủ chiến.
-> Biết đc ý đồ của Pháp nên Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.=> Phong trào Cần Vương
 
1
1
Phonggg
29/06/2020 12:19:05
+2đ tặng
Phong trào Cần Vương được chia làm 2 giai đoạn :
Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888) :

- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....

- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

+ Giai đoạn thứ hai (1888-1896):

- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

1
0
Hải D
29/06/2020 15:16:58
+1đ tặng

Sau hai hiệp ước Hác – măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp và hoàn thành cơ bản về cuộc xâm lược Việt Nam. 

Trong khi đó, nhân dân vẫn nổi dậy các phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi. Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh…

Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.

Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước

Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.

Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Ngày 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư