nêu suye nghĩ của em về ha thứ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong tất cả các biến cố lớn trong cuộc đời của cố Giáo hoàng John Paul II ít có biến cố nào có thể sánh được với 21 phút mà Ngài đã trải qua trong bốn bức tường sơn trắng của nhà tù Rebibia ở Rome. Sau Lễ Giáng sinh năm 1983 được ít lâu, Ngài đến thăm Mehmet Ali Agea, người đàn ông mà 30 tháng trước đó đã bắn vào Ngài trên quảng trường St. Peter, lúc ấy đang bị giam trong nhà tù này. Ngài đến thăm Agea với một bông hồng trắng và một thứ khác rất đặc biệt: sự tha thứ của Ngài.
Bạn phải có đức kiên nhẫn vô song mới có thể tha thứ cho một tên sát nhân. Có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn lòng tha thứ cho một người đã phản bội mình, một người bạn cùng học hay ghen ghét hay đơn giản là một người bán hàng đã bắt chúng ta chờ đợi quá lâu?
Không tha thứ mới là bản chất của nhân loại. Nhưng thật kì lạ, chính sự không tha thứ lại làm thâm tâm ta tan nát. Tha thứ hay không tha thứ là chủ đề nóng hổi của ngành tâm lí học ngày nay. Nếu năm 1997 chỉ mới có 58 bài thảo luận về vấn đề này thì đến nay đã có tới trên 1.200 bài. Ngay cả một Viện có tên: “A Campaign for Forgiveness Research”, năm ngoái đã đài thọ cho một hội thảo quốc tế về chủ đề: “Đàn ông và đàn bà tha thứ khác nhau ra sao?”
Tiến sĩ Dean Ornish, một chuyên gia lừng danh trong việc hướng dẫn cách sống cho người dân Mĩ, xem tha thứ như là “đậu lành của linh hồn”, một đối nghịch với “thịt đỏ của lòng oán hận và sự trả thù”. Ông còn có một câu nói cực hay và đầy ý nghĩa sâu lắng: “Trong một chừng mực nào đó, điều ích kỉ nhất mà bạn có thể làm cho bản thân mình là hãy tha thứ cho kẻ khác”.
Các nghiên cứu cho thấy tha thứ có tác dụng hai mặt. Thứ nhất nó làm giảm “tình trạng thế chiến thứ ba” của trạng thái không tha thứ, một pha trộn của cay đắng, tức giận, thù địch, oán ghét, bực bội và sợ hãi (nỗi sợ làm tổn thương hay bị làm nhục trở lại). Hậu quả thân xác của các trạng thái này rất rõ: huyết áp tăng, các hormone bị xáo trộn, có thể đưa đến các bệnh tim mạch, hệ miễn dịch suy yếu và cũng có thể làm ảnh hưởng đến não bộ và trí nhớ. Evertt Worthington, Giám đốc điều hành Viện “A Campaign for Forgiveness Research”, tuyên bố: “Cứ lần nào bạn thấy mình không tha thứ được cho ai đó, là bạn có đầy đủ khả năng có vấn đề về sức khỏe ngay”. Tác dụng thứ nhì của lòng quảng đại rất tế nhị. Các khảo sát cho thấy người sống chan hòa, vị tha với bạn bè, hàng xóm hay người thân gia đình thường cho thấy có sức khỏe tràn trề hơn kẻ cứ ru rú cô đơn, không muốn tiếp xúc với ai. Kẻ nào hay ngần ngừ, hoặc có ý coi khinh người khác sẽ “lỡ nhiều dịp làm quen thú vị với tha nhân”. Charlotte Vanoyen Wivliet, Giáo sư tại Đại Học Hope ở Holland, Michigan, cho biết tha thứ nên được hiểu là một nét của cá tính cá nhân, một thái độ sống hơn là “phản ứng trong một tình huống bị sỉ nhục đặc biệt nào đó”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |