Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể câu chuyện về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong đại dịch covid để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng

Hãy kể câu chuyện về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong đại dịch covid để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Giúp mình nha ! mình đang cần gấp !các bạn viết tầm hơn 2 trang hộ mình nha!

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
977
2
1
Thời Phan Diễm Vi
02/07/2020 19:40:09
+5đ tặng

Khó có thể tính hết những thiệt hại cho đến nay ở Việt Nam, với 39 bệnh nhân nhiễm corona chủng mới; hàng triệu học sinh, sinh viên đang nghỉ học và chưa hẹn ngày quay trở lại trường; doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ và hàng không...

Chỉ tính riêng những thiệt hại phát sinh liên quan đến bệnh nhân thứ 17 cũng đã rất lớn, với 1 bệnh viện, 1 khu phố bị phong tỏa, 66 hộ gia đình xung quanh phải đi cách ly, thiệt hại hàng ngàn ngày công lao động, chưa kể chi phí mà ngân sách phải chi cho xe chở các gia đình này đi và về, chi thực phẩm và các bữa ăn cung cấp miễn phí...

Thế nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất chưa chu toàn trách nhiệm công dân - trách nhiệm xã hội trong mùa dịch. Tại Bình Dương đã có một phụ nữ từ vùng dịch ở Hàn Quốc về Việt Nam, trốn cách ly và livestream về chiêu thức của mình. 

Ở Quảng Trị, lãnh đạo công ty điện gió cử nhân viên đi... cách ly thay. Một "người nổi tiếng" khác phát biểu rằng muốn ra khỏi khu cách ly vì thấy ngột ngạt. 

Trong những ngày "người nổi tiếng" này tự cách ly ở nhà, anh ta thường xuyên đến các quán trà, bánh, tiệm ăn, sự kiện... một cách tùy tiện, thiếu hiểu biết.

Chính vì thế trong mùa dịch này, chưa bao giờ người ta nói về ý thức và trách nhiệm công dân nhiều đến như vậy. Nếu bệnh nhân thứ 17 khai báo sớm việc đã đi qua vùng dịch trong vòng 14 ngày, cô sẽ được cách ly tập trung và sẽ được phát hiện tình trạng bệnh rất sớm. 

Tuy nhiên cô đã không khai báo rõ thông tin này, nên dù đã tự cách ly tại nhà, cô vẫn làm lây nhiễm cho 2 người nhà. Đó là chưa kể việc ghi nhận bệnh nhân trở lại đã khiến người dân gia tăng sự bất an, cả thành phố náo loạn trong một đêm dài...

Trao đổi với Tuổi Trẻ mới đây, một chuyên gia y tế nói mấu chốt trong phòng tránh dịch bệnh là người dân phải nắm được cơ chế lây truyền bệnh và tuân thủ các biện pháp phòng bệnh của Bộ Y tế. 

Thiệt hại trong 2 tháng có dịch COVID-19 cho đến nay rất lớn. Mỗi một ca mắc mới lại kéo theo hàng loạt hệ lụy như thêm người đi cách ly, người giám sát, các chi phí kèm theo và cả nỗi sợ gia tăng trong dân chúng, kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên... 

Trong khi chúng ta cần sớm kiểm soát tốc độ lây lan, cách ly ca nhiễm và người có tiếp xúc để sớm có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Hôm qua 11-3, hàng trăm trong số trên 700 người qua 14 ngày cách ly tại Hà Nội đã được trở về với gia đình. Nhiều dòng thư xúc động được gửi lại, trong số đó có người viết: "Tổ quốc không bao giờ bỏ rơi chúng ta". 

Dòng thư thấm đẫm sự biết ơn vì đã được chăm sóc rất tốt trong 14 ngày cách ly. Vâng, thể hiện trách nhiệm của mình với Tổ quốc trong mùa dịch này, trước hết là hãy thông tin trung thực hành trình, khai báo y tế và đi cách ly đúng quy định, để ngày bình thường sớm trở lại...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
^-^
02/07/2020 19:40:23
+4đ tặng

Những ngày này, Việt Nam đang trải qua những ngày khó khăn. Trong khoảng thời gian hai tuần qua, số ca nhiễm đã tăng vọt lên gấp 4 lần. Nỗ lực và niềm tự hào khi dừng ở con số 16 bệnh nhân trước đó đã không còn, dịch Covid-19 đã có mặt ở hầu hết các thành phố lớn. Mọi người đều lo sợ và chuẩn bị tinh thần cho một bức tranh xấu có thể xảy ra.

Nhưng càng ở trong hoàn cảnh khó khăn và thời điểm tưởng chừng như xám xịt ấy, người ta lại thấy những điều cảm động và ấm áp có thể xảy ra. Chưa bao giờ, ta thấy mình phải có trách nhiệm với đất nước và nhân dân đến như thế. Để trái với sự nghi kỵ, vô cảm và bàng quang của một số người – chất xúc tác tốt nhất cho dịch bệnh lan nhanh – chúng ta vẫn còn những con người hy sinh thầm lặng, làm sáng ngời lương tri đẹp đẽ của loài người.
 

Đó là hình ảnh những vị bác sĩ in hằn vết đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi, cả ngày không dám đi vệ sinh nhưng vẫn kiên cường chống đỡ. Đó là hình ảnh doanh nghiệp hay cô ca sĩ nọ quyên góp một số tiền lớn cho đất nước chống đại dịch. Đó là hình ảnh những thùng mì tôm, những chai nước suối được trao đi vào khu cách ly. Đó là hình ảnh những em nhỏ đóng góp tất cả tiền mừng tuổi của mình để quyên tặng khẩu trang cho người chưa có. Đó là chuyến bay đi thẳng vào tâm dịch ở Vũ Hán để đón những người chung dòng máu với chúng ta trở về.

Đâu đó trên thế giới và ở Việt Nam này vẫn còn sự lương thiện. Để trái ngược với những con người vô tâm, không ý thức, thì chúng ta vẫn còn niềm tin vào lòng tốt giữa người với người. Có thể vẫn còn những con sâu làm rầu cả nồi canh, nhưng chúng ta hãy vững tin, vì chỉ cần trên thế giới còn tồn tại một trái tim nhân ái, thì loài người vẫn còn mãi. 
 

Để kết thúc cho bài viết, tác giả xin mượn những câu thơ đầy xúc động của bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Chợ Rẫy đã sáng tác nên để nói về sự vất vả và nỗi lòng của những đồng nghiệp cũng như của chính mình:

          “Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch

           Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi

           Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo

           Ai đã thử rồi… đã biết khổ cùng nhau

           Ngày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó

           Cuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình an

           Người người còn lầm than… sao lo riêng thân mình được nữa

           Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa

           Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?”

2
0
Phonggg
02/07/2020 19:49:52
+3đ tặng

Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch thì ý thức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác… của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa, và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. Ðó còn là sự chung tay, góp sức cùng với cả hệ thống chính trị nhằm đẩy lùi dịch bệnh.

Là người thường xuyên tiếp xúc với những người đi xa trở về, bác Nguyễn Văn Chỉnh, làm nghề xe ôm khu vực Mỹ Ðình (Từ Liêm, Hà Nội), không khỏi lo lắng cho biết: “Hơn 10 năm làm nghề xe ôm cũng từng biết đến nhiều dịch bệnh, nhưng mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 diễn biến thật phức tạp, khó lường. Do đặc thù nghề nghiệp thường tiếp xúc với khách lạ, trước khi chở khách, tôi thường hỏi kỹ như ở tỉnh nào về, tên gì và về đâu, bởi khi nắm bắt được thông tin sẽ giúp mình nâng cao ý thức trong việc phòng, chống cũng như cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng khi cần thiết”. Có thể thấy rõ hơn sự thay đổi trong ý thức phòng bệnh của người dân hiện nay là hầu hết mọi người đã chủ động đeo khẩu trang khi đến những nơi tập trung đông người như chợ, bệnh viện, các điểm giao dịch. Chị Mai Trang, một tiểu thương ở chợ Nghĩa Tân cho biết: “Mặc dù đeo khẩu trang khó chịu, nhưng đây là cách để phòng, chống dịch lây lan cho nên mình cũng động viên các chị em trong chợ nên chấp hành”. Không chỉ tại các chợ, ngay trong cộng đồng dân cư ở các tổ dân phố, phường, xã, những thông tin về dịch Covid-19 đều được cán bộ UBND phường, xã theo dõi và nắm bắt kịp thời, từ đó chủ động thực hiện các biện pháp tuyên truyền cho người dân phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Thời gian qua, để đối phó với dịch, hàng loạt biện pháp được triển khai, nhiều chỉ đạo, quyết định mạnh mẽ được đưa ra để ngăn ngừa sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Trong đó, việc tổ chức sàng lọc, cách ly những người đến từ vùng dịch hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh được đặt lên hàng đầu. Những khuyến cáo, tuyên truyền để vận động người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng cũng liên tục được phát đi với hy vọng thấm sâu và lan tỏa đến từng khu phố, từng nhà, từng người dân. Rõ ràng, cùng với trách nhiệm và ý thức của mỗi cá nhân, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với quyết tâm “chống dịch như chống giặc”, việc bảo vệ sức khỏe nhân dân được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Với phương án “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương huy động mọi nguồn lực nhằm xác định cụ thể từng trường hợp tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với người bệnh, ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng. Nhiều cán bộ, chiến sĩ thức thâu đêm để khoanh vùng, dập dịch, thực hiện nhiều biện pháp dự phòng; chính quyền cũng quyết định trích ngân sách số tiền lớn nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch... Những nỗ lực đó được xã hội ghi nhận, người dân đồng lòng làm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền sở tại.

Tuy nhiên, trong khi cả hệ thống chính trị và người dân tích cực chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, có một thực tế đáng phải suy ngẫm và lên án. Ðó là còn một bộ phận người dân vẫn thiếu ý thức trách nhiệm, phản ứng bất hợp tác, không chấp hành nghiêm những khuyến cáo của ngành y tế; cố tình vi phạm như khai gian trong hồ sơ khai báo y tế, trốn cách ly, hoặc nhờ người khác đi cách ly thay mình, tụ tập đông người. Nhiều trường hợp lợi dụng diễn biến của dịch bệnh, thường xuyên đăng tải những thông tin không chính xác, bịa đặt về tình hình dịch bệnh, lan truyền những biện pháp phòng ngừa không đúng, không có căn cứ, gây hoang mang dư luận. Thậm chí, có những đối tượng còn chia sẻ trên mạng xã hội những nội dung, hình ảnh giả, không đúng sự thật về những người bệnh mắc Covid-19... đã gây rất nhiều áp lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm, trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch Covid-19 theo các khuyến cáo của Bộ Y tế; có chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể; hạn chế tụ tập nơi đông người; không nghe theo cũng như phát tán các thông tin chưa được kiểm chứng, tác động tiêu cực tới xã hội… Tự giác thực hiện khai báo y tế toàn dân theo đúng quy định, đồng thời trung thực trong quá trình khai báo để bảo vệ bản thân và gia đình, cũng như giúp cho các cơ quan chức năng làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, tại cộng đồng, công tác giám sát, phòng, chống cũng như phát hiện dịch bệnh cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh cần kịp thời báo cho ngành y tế cơ sở, tiến hành khoanh vùng khu vực nghi có dịch, tuyệt đối không hoang mang, hoảng loạn, gây mất an ninh trật tự.

2
1
kh thich
02/07/2020 21:55:40
+2đ tặng

Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, clip ghi lại hình ảnh một phụ nữ Việt Nam từ nước ngoài trở về lớn tiếng hạch sách, đòi hỏi lực lượng chức năng tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Rất nhiều người bày tỏ sự bất bình vì cách hành xử của nữ hành khách này. Trang Facebook của chị M.T.T cho biết: 13 giờ chiều 15-3, máy bay hạ cánh xuống Nội Bài, dù 21 giờ mới được lên ô-tô đến nơi cách ly, nhưng chị vui vẻ chấp nhận vì biết lực lượng thực thi công vụ tại sân bay bị quá tải do lượng hành khách dồn về quá đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thái độ hợp tác. Một số người xuống sân bay từ trước, do chờ lâu cho nên đã có hành vi như chị mô tả là: “làm loạn sân bay, gào thét ầm ĩ đòi được đi cách ly, không được đi thì đòi về tự cách ly, đòi trả hàng, trả hộ chiếu”. Và chị M.T.T bày tỏ: “cán bộ thì nói năng nhẹ nhàng, sau một tiếng nghe mọi người gào hét ầm sân bay lên, cố phân tích cho mọi người hiểu, mong mọi người thông cảm, mà mọi người làm như thế có thấy có lỗi với sự cố gắng của chính quyền không? Lúc nào bạn cần, có Tổ quốc. Toàn dân cùng nhau đồng lòng chống dịch chứ không chống đối, tự ý thức bản thân làm một cái gì đó cho xã hội, ít nhất là việc chờ đợi”. Ý kiến của chị M.T.T đã nhận được sự đồng tình, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Những ngày qua, Việt Nam đã và đang huy động nhiều nguồn lực, giải pháp dồn sức để ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh có chiều hướng lan rộng, diễn biến phức tạp, nhất là việc ngày càng có nhiều người Việt Nam từ nước ngoài trở về, trong đó có nhiều người từ vùng dịch cho nên việc kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc, xét nghiệm phát hiện người mắc bệnh, tiến hành cách ly để ngăn chặn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước qua đường bộ, đường hàng không là hết sức cần thiết. Ngày 19-3, lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, hằng ngày thành phố tiếp nhận 600 - 1.000 người về nước, thời gian tới có thể tăng lên 10.000 người. Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cũng dự kiến thành phố sẽ tiếp nhận khoảng 17.000 người. Theo quy định của các cơ quan chức năng, hành khách trên những chuyến bay quốc tế về Nội Bài, ngoài thủ tục thường lệ, phải thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay, cách ly tập trung (nếu đến từ vùng dịch). Điều này làm cho áp lực kiểm soát dịch bệnh đè nặng lên mọi bộ phận có trách nhiệm. Để không bỏ sót, lọt hoặc chẩn đoán sai trường hợp nhiễm bệnh, mọi khâu kiểm soát phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Trong một thời điểm khách dồn về quá đông, nếu người dân không nghiêm túc chấp hành sẽ gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Cũng để tránh việc người dân phải chờ đợi quá lâu ở sân bay, từ ngày 19-3, tại sân bay Nội Bài, khách nhập cảnh từ vùng dịch sẽ được phân luồng, chuyển cách ly tập trung, thực hiện kê khai y tế, lấy mẫu xét nghiệm tại điểm cách ly. Tuy nhiên, việc chờ đợi để hoàn tất các thủ tục nhập cảnh vẫn là một thực tế cần chấp hành, chia sẻ...

Thực tế cho thấy, để phòng, chống hiệu quả dịch bệnh, nếu chỉ dựa vào chính quyền, các lực lượng chức năng là chưa đủ. Cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, nhất là sự ủng hộ, đồng lòng và ý thức trách nhiệm từ phía người dân. Vì thế, không thể chấp nhận cách suy nghĩ, thái độ hành vi thiếu tinh thần hợp tác, ý thức công dân cũng như trách nhiệm với xã hội trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh của một số cá nhân trên thực tế như: không tuân thủ đeo khẩu trang khi tham gia chỗ đông người dù đã có quy định của chính quyền, gây rối ở nơi công cộng, thóa mạ lực lượng chức năng, khai báo gian dối, trốn cách ly, dùng người thay thế đi cách ly, phỉ báng người nhiễm bệnh; đòi chính quyền đáp ứng ý muốn phi lý của cá nhân; chỉ trích và chất vấn chính quyền theo suy nghĩ cảm tính; kỳ thị người nước ngoài; phá hoại mối quan hệ giữa người Việt trong nước với người Việt ở ngoài nước… Những hành động, việc làm vô ý thức đó hoàn toàn có thể gây khó khăn cho lực lượng chức năng, thách thức tới an nguy của cộng đồng khiến dịch bệnh khó bề kiểm soát. Trước thái độ thiếu văn minh, thiếu hợp tác của một số người trong phòng, chống Covid-19 ở Việt Nam, ông Minh Giang - một luật sư người Mỹ gốc Việt, cho rằng trong khi chính quyền làm rất tốt công việc phòng, chống Covid-19 thì hành vi như vậy là “vi phạm pháp luật, phải xử lý theo pháp luật”. Ông coi số người “ngồi đó chửi, ngồi đó chỉ trích trong khi không nắm vững thông tin, không rành về việc làm của người ta để xỉa xói” là vô trách nhiệm.

Từ diễn biến khó lường của dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, lực lượng chức năng đang phải áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt hơn để phù hợp với tình hình mới. Một trong các biện pháp có tác dụng rõ rệt trong ngăn chặn và khống chế dịch bệnh là tiến hành khoanh vùng, phân loại đối tượng để có biện pháp cách ly phù hợp. Hàng nghìn người được đưa tới các điểm cách ly tập trung. Điều đáng nói là rất đông nhân viên y tế, các chiến sĩ bộ đội, công an,… cũng đang căng mình làm việc không kể ngày đêm để bảo đảm sự phục vụ, điều kiện sinh hoạt, cung ứng y tế một cách tốt nhất cho người dân thực hiện cách ly. Nhiều người không thể về nhà trong thời gian dài, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, phải tạm gác lại những nhu cầu cá nhân, song không một ai nao núng, nề hà. Chưa kể như chia sẻ của nhiều nhân viên y tế thì cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến với vi-rút, mà còn phải đối mặt với cả những khó khăn trong tiếp nhận, áp dụng biện pháp cách ly bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 vì đã có không ít trường hợp thiếu hợp tác, thậm chí chống đối, tự cho rằng sức khỏe của họ “hoàn toàn ổn định” cho nên không phải cách ly. Theo Cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), số người phải cách ly từ đầu dịch đến nay đã lên tới hơn 21.000 người. Trong số đó, khoảng 14.000 người đã hoàn thành cách ly. Với số lượng hàng nghìn người như vậy, việc bảo đảm điều kiện ăn, ở cho người cách ly luôn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cũng như công sức, tâm huyết của hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ. Họ không chỉ làm công việc chuyên môn, mà còn bằng cả ý thức trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng cũng như cảm thông, chia sẻ với những người mắc bệnh, người cách ly tập trung.

Dù không thể đầy đủ tiện nghi như ở nhà, song những người phải cách ly tại các địa điểm là doanh trại quân đội đã được tạo mọi điều kiện tốt nhất như: bảo đảm ngày ba bữa ăn đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quân đội, bảo đảm vệ sinh, chăm sóc sức khỏe thường xuyên, môi trường sinh hoạt thoải mái, thân thiện. Thế nhưng một số cá nhân đã không ý thức được điều này, vì ích kỷ và lợi ích bản thân tỏ thái độ bất hợp tác, chê bai điều kiện ăn ở, có lời lẽ khiếm nhã, hành vi chống đối. Thậm chí có người còn đưa hình ảnh bữa ăn lên facebook, mô tả là “không nuốt nổi”. Hành vi không thể chấp nhận này đã nhanh chóng bị cộng đồng mạng bất bình và lên án. Và để chứng minh việc được chăm sóc tốt, chính những người sống trong khu cách ly đã lên tiếng để bảo vệ sự thật, tỏ lòng biết ơn vì được quan tâm, chăm sóc tận tình. Họ cho biết tại các khu cách ly, mọi người đều được chăm sóc về y tế như: mỗi ngày đo thân nhiệt hai lần, mỗi ngày hai lần khử khuẩn sát trùng toàn bộ tòa nhà cách ly. Họ mô tả chi tiết các bữa ăn đủ dưỡng chất và ngon miệng: sáng có bánh bánh cuốn, bún chả; trưa có thịt gà rang, giá xào, nem rán, thịt luộc, canh rau dền, tráng miệng dưa hấu; tối có cá rán, rau muống xào, thịt rim, canh mồng tơi, trứng tráng, tráng miệng ổi… Có thể nói không phải gia đình nào cũng duy trì được thực đơn hằng ngày như vậy. Cũng phải nhấn mạnh, mọi chi phí cho người phải cách ly bắt buộc đều do Nhà nước chu cấp. Một thành viên tại khu cách ly chia sẻ: “Nói chung đừng nghe thấy chữ cách ly mà thấy làm nặng nề. Ở đây chả thiếu gì cả, nếu cần thêm gì có thể nhờ các chiến sĩ bộ đội mua về tận nơi cho, không thì người nhà ship (chuyển) đồ lên tận cổng. Nếu ai chưa chuẩn bị tâm lý đi cách ly thì cứ thoải mái lên nhé, coi như một khóa đi trại hè với bạn bè thôi”. Chứng kiến người thật, việc thật và nỗ lực hết mình của lực lượng chức năng trong cuộc chiến chống Covid-19, qua facebook, nhiều người đã bày tỏ tình cảm chân thành của mình, như chị Hoàng Thu Thủy viết: “Những lúc thế này mới ngấm mới thấm hóa ra tinh thần dân tộc nó chảy trong từng mạch máu mình. Thấy yêu và tự hào về đất nước mình quá”; chị Nguyễn Bích Thủy chia sẻ: “Sau đợt cách ly này, bao nghìn người biết có mấy người quay trở lại để cảm tạ những con người đang gánh trọng trách nhiệm vụ vất vả hằng ngày “vì nhân dân phục vụ” hôm nay?”. Còn G. Wheeldon (G. Oen-đơn) - người Anh, từ khu cách ly tại Sơn Tây (Hà Nội) nói trong nhật ký hằng ngày trên internet: “Kể từ khi cách ly tại Việt Nam, tôi không phải bỏ bất kỳ chi phí nào. Mọi điều kiện đều được Chính phủ Việt Nam cung cấp, hỗ trợ. Chắc chắn chi phí trả cho mỗi cá nhân cách ly vô cùng tốn kém. Việt Nam là quê hương mới của tôi. Tôi muốn bảo vệ chốn ở mới của mình… Suốt hai tháng, người chỉ huy tại nơi tôi cách ly đã không về nhà. Anh ấy chưa có cơ hội gặp con gái trong ngần ấy thời gian. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến anh và cô con gái. Tôi mong cô bé khỏe mạnh và biết cha mình đang làm một công việc cao cả, đó là bảo vệ tất cả mọi người ở đây”.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh, việc có ứng xử văn minh, trách nhiệm, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng, sẵn sàng chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh còn khó khăn của đất nước, địa phương... sẽ là những tiêu chí quan trọng thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân của mỗi người. Thay vì đòi hỏi, phán xét, chê bai, chống đối… mỗi cá nhân với việc làm phù hợp khả năng điều kiện của mình hãy chung tay cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Từ việc đơn giản nhất ai cũng có thể làm là tự nâng cao ý thức phòng, chống dịch, hợp tác, chung tay hỗ trợ với chính quyền và các lực lượng chức năng, tham gia các hoạt động thiện nguyện,… Ngay trong những ngày phòng, chống dịch bệnh, hãy thể hiện lòng yêu nước, trách nhiệm công dân bằng hành động cụ thể, thiết thực.

#học_tốt_nha_bạn
#tick_mình_nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×