Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước

viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước

5 trả lời
Hỏi chi tiết
460
0
0
^-^
04/07/2020 22:34:41
+5đ tặng
Quê hương chính là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta. Những bước đi chập chững vào đời, những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên được. Và là nơi là đến cuối cùng của cuộc đời chúng ta vẫn mong trở về nhất. Tình yêu quê hương được biểu hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Yêu quê hương chính là yêu những gì nơi mình sinh ra, yêu làng xóm, yêu con đường làng sỏi đá, gập ghềnh. Mỗi lần xa quê tình yêu ấy lại âm ỉ cháy trong tim, có khi da diết có khi sục sôi, có khi lại thổn thức. Là sự háo hức mỗi lần được trở về với đất mẹ sau mỗi lần xa quê. Tình cảm này là tình cảm không gì có thể thay thế được, nó luôn ở mãi trong tim của mỗi con người.
Khi đất nước ngày càng phát triển quá trình nông thôn mới cũng được đẩy mạnh hơn. Tình yêu quê hương được biểu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
^-^
04/07/2020 22:35:00
+4đ tặng
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
0
0
^-^
04/07/2020 22:35:16
+3đ tặng
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
2
0
Khanh Thần
05/07/2020 00:01:51
+2đ tặng

Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm luôn thường trực trong trái tim mỗi người. Nó đã trở thành mạch nguồn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài văn học dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, tình cảm ấy lại có những biến chuyển và biểu hiện rõ nét hơn.

Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến gắn bó với quê hương, đất nước. Tình cảm ấy đã có từ thuở ấu thơ qua những lời ru mẹ hát, qua câu chuyện cổ tích bà thường hay kể. Trước hết, đó là tình cảm đối với xóm làng, đồng ruộng, những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta:

“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Cánh cò trắng theo ta vào giấc ngủ yên bình. Hình ảnh con cò sải cánh trên đồng ruộng bao la đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp giản dị của làng quê Việt Nam từ muôn đời. Từ lời ru ngọt ngào của mẹ, cánh cò trắng theo ta suốt cuộc đời, bồi dưỡng cho ta tình cảm đối với quê hương, đất nước.

Không chỉ thế, yêu quê hương, đất nước còn là yêu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, non kỳ thủy tú:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Hình ảnh đất nước Việt Nam hiện ra chưa bao giờ đẹp hơn thế. Núi non trùng trùng trùng điệp điệp tạo ra bức tranh sông núi vô cùng kỳ vĩ, tráng lệ mà cũng trữ tình, nên thơ. Qua câu ca dao, ta còn nhận ra một niềm tự hào, lòng yêu mến đối với đất nước xinh đẹp, trù phú.

Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, tình cảm ấy càng biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi giặc Mông Nguyên lăm le xâm lược nước ta, trong hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên hòa hay nên đánh, tất cả các bô lão đã đồng thanh một lời: nên đánh.

Như vậy, tình yêu nước gắn với ý thức giữ gìn, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, quyết không để quân giặc cướp dù chỉ là một tấc đất. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ Nam quốc sơn hà- bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc đã được thể hiện rất rõ ngay từ thế kỉ thứ 10. Sông núi nước Nam là của vua Nam, điều này đã được ghi rõ trong “thiên thư”- sách trời. Vậy nên, nếu kẻ nào có ý định xâm phạm điều thiêng liêng ấy chắc chắn sẽ tự nhận lấy kết cục thảm hại.

Cũng trước mối họa xâm lăng, vì yêu nước nên Trần Quốc Tuấn lo lắng cho vận nước, kêu gọi tướng sĩ trên dưới một lòng quyết tâm đánh giặc. Điều này còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của ông đối với quốc gia, dân tộc. Xa hơn, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân ta tiếp tục phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước đã có từ lâu đời của dân tộc. Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Bác Hồ đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tình yêu nước chính là sức mạnh lớn nhất giúp chúng ta vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, đạt đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại nền độc lập, sự bình yên cho dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn. Nó chính là gốc rễ để làm nên nhân cách con người ta, gắn kết ta với cộng đồng rộng lớn.

0
0
Khanh Thần
05/07/2020 00:02:23
+1đ tặng

Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay.

Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước. Thế hệ chúng ta hôm nay, lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở tình yêu thương mà còn cần thể hiện bằng hành động. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói, “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”, đúng vậy, tình yêu ấy bắt nguồn từ những gì giản dị và trân quý nhất của ta. Yêu gia đình ta, yêu ngôi nhà ta ở, yêu những người hàng xóm xung quanh ta, yêu cái bờ tre, mái nước, sân đình,...những sự vật đã nâng đỡ tuổi thơ ta, nuôi dưỡng ta trưởng thành như ngày hôm nay. Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này. Ai cũng có cội nguồn và song song với đó là trách nhiệm phải dựng xây đất nước này. Có biết bao tấm gương sáng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước bằng việc đem lại sự rạng danh cho Tổ Quốc trên các đấu trường quốc tế trong mọi lĩnh vực như cô gái Đinh Thị Hương Thảo đã xuất sắc giành Huy chương Vàng môn Vật Lý quốc tế, hay đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam đã kiên cường dành ngôi vị Á Quân trong giải bóng đá U23 Châu Á và rất rất nhiều những tấm gương khác. Họ đều là những con người đã làm rạng danh quê hương, mang trong mình nhiệm vụ và sứ mệnh dân tộc để không phụ lòng Tổ Quốc, đem lại vinh quang cho quốc gia mình. A.Bogomolet đã từng nói: "Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc”.

Tình yêu quê hương đất nước sẽ là chiếc chìa khóa để mở ra những cánh cửa đưa dân tộc ta phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới, mà giới trẻ, thế hệ chúng ta hôm nay chính là người sẽ tìm ra chiếc chìa khóa ấy, để không phụ lòng các thế hệ cha anh đi trước, không phụ lòng Bác Hồ kính yêu đã từng gửi gắm “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư