Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm rõ sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc qua hai văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta

Làm rõ sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc qua hai văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta. 

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
714
0
0
Simple love
06/07/2020 16:37:42
+5đ tặng

    So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

      Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

      Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ngưu Tử
06/07/2020 16:38:58
+4đ tặng

Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta – Ngữ văn lớp 8.

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)

Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích Nước Đại Việt ta nói riêng và Bình Ngô đại cáo nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với Nam quốc sơn hà. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

0
0
Simple love
06/07/2020 16:40:11
+3đ tặng
hh

Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.

Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ.

Bài Sông núi nước Nam: Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí của thời đại mà không ai có thể chối cãi được

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

=> Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực này đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi tại sách trời.

=> Tâm lí của người trung đại, họ tin vào thiên mệnh - tức là sự sắp đặt số phận của ông trời, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên mà không ai có thể can thiệp thay đổi nó.

=> Cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục

Bài Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt đã có từ lâu đời

“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”

=> Sự rạch ròi trong ranh giới của núi, sông giữa hai nước láng giềng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại, phát triển của đất nước ta

=> Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được.

Sự phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi: Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố để tỏ rõ ý thức dân tộc của mình:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

=> Các yếu tố mà nước ta độc lập so với Trung Quốc: nền văn hiến lâu đời, phong tục, văn hóa, lịch sử các triều đại tồn tại ngang hàng với Trung Quốc
=> Đặt các triều đại của Việt Nam ngang hàng với các triều đại của một nước lớn như Trung Quốc cũng thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.
 

0
0
Simple love
06/07/2020 16:40:52
+2đ tặng
hh

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”. Câu nói của Bác trong bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình như càng khẳng định ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc ta được bắt đầu. Với bài thơ thần Nam quốc sơn hà và tiếp nối, phát triển trong Nước Đại Việt ta (trong Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi).

Tuy ra đời trong những bối cảnh lịch sử khác nhau nhưng dường như cả hai áng văn thơ bất hủ: Nam quốc sơn hà và Nước Đại Việt ta đều thể hiện chung một khát khao độc lập và tự do của dất nước, của dân tộc. Đó là những lời khẳng định một cách đanh thép, mãnh liệt về chủ quyền của chúng ta.
 
Vào cuối năm 1076, cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược đang bước sang giai đoạn gay go ác liệt thì nơi phòng tuyến sông cầu, trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát vang lên tiếng đọc thơ sang sảng. Tiếng thơ làm nức lòng binh sĩ, tạo nên kí thế áp đảo kẻ thù:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

(Nam quốc sơn hà)

Ngày xưa, phong kiến Trung Hoa chỉ coi vua mình là “đế”, là “thiên tử”, còn vua nước láng giềng chỉ là vương, là hầu. Nhưng, Lí Thường Kiệt (?) như muôn tước đi cái tự phụ, ngạo nghễ của Trung Hoa nên đã viết:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Phải chăng đây là lời tuyên chiến đầu tiên của dân tộc ta với Trung Hoa - “lời tuyên chiến” từ một tên gọi? Giáo sư Lê Trí Viễn khi bàn về câu thơ này đã nói: “Xưng Nam đế là xóa đi cái trịch thượng trong đầu chúng, Xưng Nam quốc là hất đi cái mồ ma quận huyện” trong ý đồ bành trướng vốn đã có từ lâu đời.
 
Xưng hô thế là đủ, nhưng muốn khẳng định cho vững chắc hơn chân lí trên, Lý Thường Kiệt nhấn mạnh:

Rành rành định phận tại sách trời

Người xưa coi trọng trời đất. Trong Chiếu dời đô có ghi: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.. “Sách trời” như một công cụ luật pháp hữu ích, một vị quan tòa nghiêm minh. Câu thơ thứ ba như muốn cho thấy sự hung hăng vô độ của vua quan nhà Tống, coi thường mệnh trời, làm trái luân thường đạo lí:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Lý Thường Kiệt như đang chỉ rõ chân tướng của hàng vạn thiên tướng, thiên binh, hạ thấp uv tín của chúng. Chúng không phải là những kiêu binh, dũng tướng của thiên triều nữa, mà thực sự chỉ là một lũ giặc, lũ cướp như mọi lũ cướp đường, cướp chợ khác. Câu thơ hịch “nghịch lỗ” thành “lũ giặc” e không làm rõ hết được ý nghĩa của nguyên tác.
 
Tác giả lại như một nhà tiên tri khi đưa ra một lời cảnh cáo như sấm truyền về kết quả tất yếu của hành động xâm lược. Câu thơ ẩn chủ thể của hành động như đề người ta có thể hiểu rằng sức mạnh của quân dân ta, sự thuận lòng trời nhất định sẽ chiến tháng, sẽ khiến quân giặc thất bại thảm hại, “gieo nhân nào gặt quả ấy”, nên “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
 
Cả bài thơ như một tiếng kèn xung trận quyết chiến, quyết thắng. Lời khẳng định chủ quyền của dân tộc đã kết thúc mà âm hưởng của nó vẫn vang xa, in đậm trong lòng mỗi người dân đất Việt.
 
Trải qua bốn thế kỉ, tình yêu nước như một cây cầu đưa các nhà quân sự, các tác giả của các bài ca bất hủ đến với nhau. Nếu như trong bản tuyên ngôn đầu tiên ta mới chỉ thấy vị trí của Nam đế - bởi vua là nước, nước là vua - mà chưa thấy yếu tố nhân dân trong sự nghiệp giải phóng đất nước, thì ở bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, ở Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện một quan điểm nhân sinh rõ rệt. Xuân Diệu từng nói:

Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông 
Đến chút tột cùng là dòng huyết chảy.

Tất cả tình yêu nước của những con người vĩ đại ấy đều được thể hiện sâu sắc qua đặc điểm lịch sứ, và những lần nhân dân sục sôi giành đất nước từ tay giặc. Dường như họ, trong giờ phút quan trọng, giờ phút tột cùng chảy trong mình bầu nhiệt huyết cứu nước, với ý thức độc lập, tự cường mãnh liệt, càng ngày tiến xa hơn.
 
Cũng như bài thơ Nam quốc sơn hà, mở đầu bài cáo vẫn là những lời khẳng định dứt khoát và chắc chắn về sự tồn tại ngang hàng của một quốc gia phương nam với một quốc gia phương bắc. Quốc gia này không chỉ có đế, không chỉ có lãnh thổ rõ ràng như trong Nam quốc sơn hà mà còn có một quá khứ oai hùng trong công cuộc chống ngoại xâm và đặc biệt, từ xa xưa đã có một nền văn hiến:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến bấy lâu.

Đồng thời:

Núi sông bờ cõi đã chia 
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.

Những sự phân định rạch ròi giữa hai lãnh thổ đã được nêu ra, văn hiến và phong tục nước ta tốt đẹp, vượt qua cái chính sách đồng hóa điên rồ của bọn phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta bảo vệ được núi sông, văn hiến, phong tục là nhờ những cuộc đấu tranh anh dũng chống kẻ thù. Nhưng nước ta đâu có dùng đến vũ lực như bọn Mông- Nguyên, gây đau thương cho bao nhiêu con người hay bọn giặc Minh, miệng thì nói lập lại nhà Trần thực ra là ra sức vơ vét tài lực của đất nước ta, bóc lột, đánh đập nhân dân ta vô cùng thậm tệ. Biết bao lần nhà Lí, nhà Trần cấp thuyền cho giặc về nước. Đó đều là những việc nhân nghĩa và đã được Nguyễn Trãi ghi nhận:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Theo em ý thức độc lập về quốc gia, đất nước không chỉ được khẳng định trong cương vực lãnh thổ, bản sắc văn hóa mà còn được khẳng định cả trong cách chống giặc ngoại xâm, mà đối với Nguyễn Trãi đó là cách đánh vào lòng người. Tác phẩm đã thể hiện niềm tin sắt đá vào chính nghĩa, vào sức mạnh dân tộc. Nhân nghĩa là yên dân, muốn yên dân phải trừ bạo, tức trừ ngoại xâm. Phải chăng có bảo vệ đất nước mới yên dân. Nhân nghĩa vì vậy gắn với tinh thần yêu nước chống quân xâm lược và sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan. Trong thể văn biền ngẫu này, Nguyễn Trãi đã sử dụng những cặp câu đối nhau rất tương xứng như:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Các câu văn tương xứng như chứng tỏ sự song song tồn tại của hai quốc gia. Phải chăng, phải có một tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức độc lập tự chủ lớn lao mới có thể viết nên những câu văn hiên ngang, mạnh mẽ như thế? Nếu như ở tác phẩm Nam quốc sơn hà mới chỉ nêu về việc sách trời “chia xứ sở” thì Đại cáo Bình Ngô đã nói lên cả một thế hệ, một quá trinh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chứng tỏ dân tộc ta cũng có một vị trí ngang hàng với Trung Quốc. Với những vị hào kiệt, những vị anh hùng, Nguyễn Trãi đã lại một lần chứng tỏ sự giàu mạnh của đất nước ta qua các nhân tài. Nhân tài cũng chính là những người lập chiến công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước, đánh tan mọi kẻ thừ xâm lược. Ý thức độc lập, ý thức về một dân tộc oai hùng dường như đang sục sôi trong lòng Nguyễn Trãi. Vậy nên dưới bàn tay, trí óc của nhân tài nước ta:
 
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cứa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

 
Những chiến công lừng lẫy lần lượt đưa ra. Với các từ mạnh như: thất bại, tiêu vong, bắt sống, giết tươi,... Nguyễn Trãi đã thể hiện một sự căm thù giặc cao độ:
 
Việc xưa xem xét 
Chứng cớ còn ghi.
 

Bài Đại cáo Bình Ngô không chỉ là lời tổng kết chiến thắng mà còn là lời khẳng định sắt đá một nền độc lập mới sau chiến thắng oai hùng, là một bản phác thảo về đất nước trong tương lai:
 
Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới ơ thế kỉ XV, Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi với những giá trị hết sức lớn lao về tư tưởng và nghệ thuật, xứng đáng là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Khẳng định ý chí tự lực, tự cường mạnh mẽ.

0
0
Simple love
06/07/2020 16:41:20
+1đ tặng

Cùng với Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Sông núi nước nam và Nước Đại Việt ta là ba bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam. Hai bản tuyên ngôn độc lập này đã khẳng định ý thức dân tộc Đại Việt và tinh thần yêu nước cùng chân lí chính nghĩa. Tuy nhiên, Nước Đại Việt ta là tác phẩm viết sau nên có sự tiếp nối và phát triển hơn về ý thức dân tộc so với Sông núi nước nam.

Ý thức dân tộc trong bài thơ Sông núi nước nam thể hiện ở việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc ta. Đây là bài thơ vô danh, theo tương truyền thì đây là bài thơ của Lí Thường Kiệt. Bài thơ này được sáng tác trong thời kì chống Tống, nêu cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ và làm nhụt chí của giặc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Hai câu thơ đầu của bài thơ đã khẳng định được chủ quyền và lãnh thổ của nước Nam. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước nam) đây chính là sự khẳng định về lãnh thổ, nước Nam có sông núi. Và lãnh thổ của nước Nam không phải là do người Nam đặt ra hay do một người nào đó phong cho, mà do sách trời đã ghi rõ. Bằng từ “tiệt nhiên” một từ ngữ mang yếu tố khẳng định chắc chắn, tác giả dân gian đã dõng dạc khẳng định lãnh thổ của nước Nam. Đặc biệt, ngoài lãnh thổ, nước ta còn có cả đế vương “Nam đế cư” – vua nam ở. Qua từ “đế” – vua thiên tử, đã khẳng định được chủ quyền của nước Nam. Qua đây, tác giả muốn nói rằng, nước Nam có “đế” – là một đất nước ngang hàng với phong kiến phương Bắc, chứ không phải là một quận, huyện của bọn chúng – vua chư hầu. 

Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ở trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Qua việc phân tích trên, chúng ta có thể thấy Nguyễn Trãi đã kế thừa ý thức dân tộc của cha ông ta ở việc khẳng định nước ta có lãnh thổ và chủ quyền; nhưng Ức Trai còn phát triển hơn nữa về ý thức dân tộc đó hởi các yếu tốnhư quốc hiệu, văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán, nhân tài. 

Đã bao năm qua đi, nhưng lời tuyên ngôn của cha ông ta vẫn sáng ngời như một viên ngọc quý. Thời gian có thể làm xóa nhòa, làm mờ đi mọi thứ, nhưng nguyên lí về độc lập – chủ quyền của quốc gia, dân tộc Đại Việt thì vẫn luôn còn mãi. Chân lí ấy, đã được thể hiện thật sâu sắc trong bài thơ thần Nam quốc sơn hà và được phát triển hoàn thiện trong Nước Đại Việt ta.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×